Phát biểu tại hội thảo sáng 14/6 về “Hoàn thiện quy chế bán vốn tại DN nhìn từ các bên liên quan” (SCIC phối hợp với WB cùng đại sứ quán Úc tổ chức), ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước đã chỉ ra 4 nguyên nhân bán vốn không thành công và những điểm vướng cần cơ chế.
Theo ông Lai, 4 nguyên nhân đó là các lý do như: tỷ lệ sở hữu của SCIC tại doanh nghiệp quá nhỏ hoặc tuy không nhỏ nhưng đã có cổ đông khác sở hữu hơn 51% cổ phần và có quyền chi phối cổ phần khiến đối tượng tham gia đấu giá ít đi.; DN yếu kém thua lỗ kéo dài trong khi lại không có có lợi thế đất đai. DN có mâu thuẩn nội bộ, có tranh chấp giữa các nhóm cổ đông hay ban lãnh đạo DN có vi phạm pháp luật và đang bị xử lý; Bên cạnh, là những vấn đề như giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư; Phương thức bán vốn đôi khi còn cứng nhắc; thời điểm bán vốn không phù hợp...
Về điểm vướng của Nghị định 32 (áp dụng từ 1/5) Ông Lai cho biết: hiện quy trình gồm 3 bước (đấu giá ^ chào giá cạnh tranh ^ thỏa thuận) đang khiến cho quy trình bán cổ phần nhà nước sẽ bị kéo dài vì phải thực hiện thêm một bước chào bán cạnh tranh trước khi được bán thỏa thuận, trong khi bản chất chào bán cạnh tranh cũng gần giống như đấu giá. Nếu chỉ có 1 nhà đầu tư đang ký thì không giá được mà phải chuyển sang bán cạnh tranh ( thường kéo dài hai ba tháng)…Mà nếu nhà đầu tư đã không tham gia tham gia đấu giá thì cũng ít chào bán cạnh tranh…
Đánh giá vai trò của SCI trong hoạt động 10 năm qua, ông Nguyễn Trọng Dũng – Phó trưởng ban đổi mới phát triển doanh nghiệp cho rằng những năm qua, SCIC đã tiên phong áp dụng cơ chế đặc thù và mang tính đột phá trong thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp như: hạ giá khởi điểm, bán thỏa thuận, bán đấu giá cả lô... SCIC đã nhận về cả thảy 1040 DN trong đó có 14 tổng công ty lớn thuộc các bộ ngành địa phương chuyển về- khi nhận về SCIC nhận phân 4 loại. SCIC đã đầu tư giải ngân tổng 26 ngàn tỷ trong đó có cả đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư theo thủ tướng chỉ đạo.
“Vướng mắc lớn lúc này đó là dù đã cổ phần hóa hơn 5.000 DN nhưng mới chuyển về được về SCIC con số rất nhỏ hơn 1000. Cái này cũng có lỗi của bộ ngành địa phương khi chưa dứt khoát, vẫn muốn giữ lại”. Ông Dũng nói. Liên quan đến câu chuyện bán vốn Nhà nước tại SCIC, ông Dũng cũng cho rằng SCIC đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn cả các chức năng khác như nhiệm vụ đầu tư vốn. ( mới được hơn 26 ngàn tỷ đầu tư những năm qua tính cả cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư theo Chính phủ chỉ định.)
Theo ông Theo ông Nguỹen Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC, luỹ kế kể từ khi thành lập đến 31/12/2017, SCIC đã bán vốn tạ 986 doanh nghiệp tron đó bán hết vốn tại 885 DN, bán một phần vốn tại 82 DN, và bán quyền mua tại 19 DN với giá vốn là 8.332 tỷ đồng thu về 36.989 tỷ đồng (bao gồm cả bán vốn tại VNM) gấp 4,4 lần giá vốn vốn với điểm nhấn công tác thoái vốn công khai minh bach. Liên quan tới bán vốn Nhà nước ông Thành cho rằng sửa đổi quy chế từ nhiều góc độ khác nhau sẽ hoàn thành đẩy nhanh hơn việc bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Sebastian Eckardt Chuyên gia kinh tế trưởng, Giám đốc chương trình World Bank Vietnam nhận xét: SCIC đã thành lập hơn 10 năm rồi và đóng vai trò rất quan trọng; hội thảo này giúp chúng ta chia sẻ kinh nghiệm, có những bài học quan trọng cần được rút ra; WB sẽ cố gắng chia sẻ kinh nghiệm, thu thập sàng lọc những bài học tích cực, thất bại để VN có thể rút ra tránh những bài học ko thành công từ quốc gia khác; ví dụ từ Singgapore; Trung quốc, Maylaysia. “Việc cải cách và đổi mới DNNN là một trong những ưu tiên rất cao của Chính phủ Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong bảo toàn và gia tăng giá trị do Chính phủ nắm giữ. Nó cũng giúp cho việc bán cổ phần tại DNNN trong những ngành nghề Nhà nước tốt hơn”. Ông Sebastian Eckardt cho hay.
Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội công bố tháng 5/2018 vừa qua, về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 cho biết tính đến, cuối năm 2016 cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp cổ phần.
Tổng tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% là hơn 3,05 triệu tỷ đồng (tăng 45,8%), trong đó vốn Nhà nước gần 1,4 triệu tỷ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi và số lãi tăng; có những tập đoàn tỷ suất lợi nhuận cao như Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel) là 43,5%, Tập đoàn Cao su Việt Nam là 30,4%, Tổng công ty Mía đường là 29,9%...