Báo Ấn Độ: EVFTA sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ấn Độ với Việt Nam

29/06/2020 15:34
Financial Express đưa tin: Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, đặc biệt là trong các lĩnh vực thâm dụng lao động. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, trong tương lai, doanh thu của họ còn được dự báo sẽ giảm mạnh hơn nữa, vì đối thủ cạnh tranh chủ chốt của Ấn Độ là Việt Nam đã ký kết thành công EVFTA.

Hiệp ước này sẽ khiến sự cạnh tranh giữa các quốc gia châu Á cho thị trường EU ngày càng khốc liệt hơn. Đây là thị trường lớn cho một loạt các sản phẩm như hàng may mặc, giày dép, hàng hải, nhựa, cao su, da và cà phê. Quan trọng hơn, sau khi EVFTA có hiệu lực, 71% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU và 65% hàng hóa của EU xuất khẩu sang Việt Nam sẽ được miễn thuế. Có tới 99% các loại thuế quan còn lại sẽ được Việt Nam bãi bỏ trong vòng 10 năm và EU bãi bỏ trong vòng 7 năm. Trong khi, nguồn cung của Ấn Độ sẽ tiếp tục phải chịu thuế.

Hơn nữa, các nhà phân tích thương mại cũng dự báo một sự nhảy vọt trong đầu tư của Trung Quốc và các nước khác vào Việt Nam để tận dụng quyền truy cập miễn thuế vào thị trường EU. Đó được cho là thiệt hại của phía Ấn Độ. Theo một báo cáo của Nomura năm ngoái, có tới 26/56 công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2019, đã đến Việt Nam.

Báo Ấn Độ: EVFTA sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ấn Độ với Việt Nam - Ảnh 1.

EU, điểm đến xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ, chiếm khoảng 17% tổng số lô hàng xuất đi nước ngoài. Tuy nhiên, trong một lĩnh vực thâm dụng lao động như hàng may mặc, thị phần của họ (bao gồm cả Vương quốc Anh) thường ở hoảng 30%.

Các nhà phân tích đã cảnh báo, chưa nói đến việc hấp thu vốn từ Trung Quốc, Ấn Độ trước tiên sẽ cần phải đối mặt với những thách thức để duy trì thị phần của mình trong các mặt hàng xuất khẩu thâm dụng lao động khác nhau.  .

Tất nhiên, số lượng mặt hàng Ấn Độ bán cho EU đa dạng hơn nhiều so với Việt Nam, điều này sẽ phần nào làm dịu đi tình hình. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại thường cho phép các quốc gia mở rộng danh mục sản phẩm của họ, Ấn Độ không nên tự mãn.

Nhưng dù sao, đối với Ấn Độ, EU vẫn là điểm đến có mức thuế thấp, với mức thuế nhập khẩu bằng 0 hoặc tối thiểu đối với một số sản phẩm chính, bao gồm điện thoại di động, sắt thép, đồ nội thất và hạt điều. 

Ngoài ra, theo hiệp ước FTA, việc loại bỏ thuế của EU đối với hàng may mặc phải chờ đến 7 năm đối với các mặt hàng nhạy cảm và từ 0-3 năm đối với hàng hóa ít nhạy cảm hơn. Điều này sẽ cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ thời gian để xoay sở.

Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ đã giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 324 tỷ USD, trong khi đó hàng hóa sang EU giảm với tốc độ hơn 3%.

Trong khi đó, sau 16 vòng đàm phán từ năm 2007-2013, các cuộc đàm phán FTA Ấn Độ - EU đã bị đình trệ do sự bất đồng đối với việc cắt giảm mạnh thuế quan đối với phụ tùng ô tô và rượu vang của New Delhi. Tuy nhiên, cả hai bên đang cố gắng hồi sinh các cuộc đàm phán thương mại hồi đầu năm nay khi Covid-19 tấn công.

Ông Gautam Nair, Giám đốc điều hành tại Matrix Clothing, một trong những nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất Ấn Độ, gần đây đã nói với Financial Express: Sự chênh lệch rõ ràng về thuế quan ở thị trường EU có thể làm mất giá hàng hóa Ấn Đội ở các khu vực khác, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ấn Độ với Việt Nam. 

Ông Raja M Shanmugham, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Tirupur, cho rằng đây không phải là vấn đề có thể giải quyết nhanh chóng, mà phải có một tầm nhìn dài hạn. "Thúc đẩy lĩnh vực hàng may mặc, khởi xướng cải cách cơ cấu và can thiệp chính sách phù hợp sẽ là một cách để tiến lên", ông nói gần đây. Tirupur là trung tâm xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất Ấn Độ.

Ông Ajay Sahai, Tổng giám đốc của Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) cũng cảnh báo trước sự cạnh tranh gay gắt hơn từ Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động. Đánh dấu mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh xuất khẩu của mình, Hội thảo Debroy trước đó cho biết: chỉ riêng chi phí hậu cần của Ấn Độ đã chiếm tới 15-16% giá trị lô hàng. 

Ngoài ra, như được chỉ ra trong một báo cáo trước đó của HSBC, các vấn đề nội tại của Ấn Độ chính chiếm tới một nửa (50%) lý do cho sự suy giảm gần đây trong xuất khẩu nói chung. Lý do tiếp theo là sự suy giảm của kinh tế thế giới, chiếm 33% nguyên nhân, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ chiếm 17% tác động.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
54 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
11 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
58 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
23 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
15 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
12 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
22 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
23 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
23 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.