Báo cáo FDI 2022: Thách thức và cơ hội thu hút FDI xanh và chuyển đổi số

10/03/2023 13:30
Báo cáo FDI 2022 do VAFIE công bố nhấn mạnh yêu cầu thu hút FDI trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ASEAN và thế giới chuyển động nhanh, nếu Việt Nam không nhanh chóng thích ứng, thì rất khó để đạt mục tiêu đứng thứ 3 ASEAN về chuyển đổi số năm 2030.

Sáng nay (10/3) tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2022 nhằm phân tích, đánh giá tình hình và tiềm năng, cơ hội đầu tư trong các ngành, lĩnh vực, khuyến nghị chính sách giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI.

Dưới đây là phần trao đổi trực tiếp của GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) về nội dung chính của báo cáo và những khuyến nghị với Việt Nam.

Tiếp sau thành công của Báo cáo thường niên FDI lần thứ nhất năm 2021, năm nay, VAFIE tiếp tục công bố Báo cáo thường niên FDI 2022. Với vai trò là chủ biên, xin GS điểm qua nội dung chính của báo cáo và mục tiêu mà báo cáo hướng tới?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Báo cáo thường niên FDI 2022 được tiếp tục sau thành công của báo cáo đầu tiên năm 2021 mà VAFIE đã công bố lần đầu vào tháng 5/2022. Báo cáo được xây dựng dựa trên 3 nguồn tư liệu.

Thứ nhất là báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Tổng cục Thống Kê về thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2022.

Thứ 2 là kinh nghiệm thế giới qua báo cáo của nước ngoài về đầu tư toàn cầu và ASEAN để so sánh thu hút đầu tư của Việt Nam với thế giới, ASEAN.

Thứ 3 là khảo sát thực tế các doanh nghiệp FDI lớn tại 12 tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp để đánh giá về thế mạnh, nhược điểm của môi trường đầu tư Việt Nam.

Báo cáo 350 trang gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Chủ đề báo cáo năm 2022 là FDI gắn với tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.

Từ năm 2014, Chính phủ đã nhận thấy cần phải nâng cấp chính sách thu hút FDI và kiến tạo, không chỉ là thu hút về số lượng mà quan trọng là chất lượng. Trong chất lượng có những thước đo để đánh giá đúng hiệu quả của khu vực FDI, góp phần vào tăng trưởng kinh tế theo định hướng kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh. Đặc biệt, gần đây Chính phủ chú trọng chiến lược chuyển đổi số, từ doanh nghiệp số tới xã hội số, Chính phủ số và kinh tế số. Chiến lược của Việt Nam là tới năm 2030 sẽ đứng thứ 3 trong ASEAN về chuyển đổi số.

Năm 2021-2022, Việt Nam đã bước đầu đạt được mục tiêu đề ra, có chuyển dịch tốt trong thực hiện kinh tế tuần hoàn ở nhiều ngành công nghiệp, công nghệ, các khu kinh tế dần chuyển sang khu kinh tế sinh thái, hình thành khu công nghiệp đô thị sinh thái, thu hút nhiều tập đoàn lớn thế giới đầu tư vào sản phẩm công nghệ cao như Samsung, LG, Intel, Toyota... Hay gần đây là Lego đã đầu tư 1 tỷ USD vào Bình Dương và thiết lập nhà máy không rác thải, khí thải, không dùng năng lượng ngoài, toàn bộ là tự cung tự cấp. Theo Lego nhân định, đây là nhà máy thứ 6 Lego thế giới nhưng là nhà máy đầu tiên tự chủ năng lượng, không khí thải và rác thải, góp phần vào kinh tế xanh. Tương tự, trước đó, 1 doanh nghiệp Đan Mạch đã đầu tư để sản xuất sản phẩm trang sức cao cấp với số vốn 100 triệu USD để sản xuất 6.000 sản phẩm mỗi năm, không tạo ra rác thải.

Việt Nam coi trọng đầu tư vào nhà máy với công nghệ số, như là sản xuất chất bán dẫn đầu nguồn. Năm 2022, chúng ta đã thu hút 5,2 tỷ USD của các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, LG để biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất Smartphone, máy tính bảng, laptop, chip nguồn... Tổng Giám đốc Intel công bố đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào nhà máy để sản xuất chip nguồn. Đây là nhà máy thứ 3 của Intel ngoài Mỹ, bên cạnh Scotland và Israel. Đây là những kết quả đáng khích lệ. Các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng đánh giá cao Việt Nam có ưu thế về đầu tư vào năng lượng tái tạo, cụm cảng logistics...

Đánh giá của VAFIE tại báo cáo thể hiện rõ sự coi trọng với những thay đổi tích cực của FDI những năm gần đây. Với tổng kết 30 năm thu hút FDI vào 2019, năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 về nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút FDI phù hợp với định hướng 2021-2030 là tăng trưởng xanh bền vững và chuyển đổi số là trọng tâm. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Báo cáo thường niên FDI 2022.

Với mục tiêu định hướng FDI xanh và chuyển đổi số, xin GS cho biết, báo cáo đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể nào cho Việt Nam trong thời gian tới?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Báo cáo nói đến cả cơ hội và thách thức của Việt Nam về thu hút FDI hiệu quả cho tăng trưởng xanh và kinh tế số.

Trước đây, chúng ta coi Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới và Việt Nam rất khó cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ, khi nước này hơn chúng ta rất nhiều cả về nhân lực chất lượng cao, quy mô thị trường, thu nhập đầu người. Trong khi đó, Trung Quốc cũng có chiến lược hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, gần đây cơ hội đã đến với Việt Nam. Do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và mâu thuẫn Trung Quốc với EU, một vài nước G20, chính phủ Trung Quốc trở nên coi trọng thị trường trong nước để khích lệ doanh nghiệp trong nước phát triển, giảm thiểu ưu đãi với nhà đầu tư nước ngoài.

Hai tác động từ mâu thuẫn chiến lược các nước lớn và chính sách của Trung Quốc với trong nước đã tạo ra xu hướng Trung Quốc +1. Mỹ, Nhât, EU đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc, đưa về nước hoặc các nước lân cận, như Việt Nam và Indonesia. Như vậy chúng ta bớt đi một gánh nặng và nếu Việt Nam tìm cơ hội tốt thì Trung Quốc sẽ tận dụng thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ tốt với Mỹ, EU, OECD (đặc biệt với lợi thế Việt Nam là có tới 15 FTA), trong đó coi trọng đầu tư và thương mại quốc tế, thì Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, làm cho cán cân thương mại bớt nhập siêu, doanh nghiệp Trung Quốc có lợi khi xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam, hưởng lợi từ FTA của Việt Nam. Đồng thời, tạo ra cơ hội để tăng cường nội lực, sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam, cũng là yêu cầu trong FTA thế hệ mới. Vậy nếu chúng ta tận dụng được cơ hội thì rất có lợi trong khi Trung Quốc gặp bất lợi với đầu tư.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiện này Việt Nam có 2 đối thủ cạnh tranh lớn là Ấn Độ và Indonesia. Ấn Độ dân số sắp vượt Trung Quốc và công nghệ rất cao. Ấn Độ cũng có đội ngũ nhân lực dồi dào, đào tạo nhiều kỹ sư nhất thế giới, trong khi tiền lương thấp hơn nhiều, khoảng 60-70% so với Việt Nam - đây là những lợi thế rất lớn của Ấn Độ. Chính sách của Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi là rất coi trọng hội nhập với thế giới, năm nào cũng xúc tiến đầu tư với Mỹ và EU 2 - 3 lần.

Trong ASEAN, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam là Indonesia. Indonesia có dân số và GDP gấp 3 lần Việt Nam. Tổng thống Indonesia cũng coi trọng đầu tư nước ngoài và nước này có quan hệ tốt, nhận nhiều đầu tư từ EU và Mỹ. Nhân chuyện doanh nghiệp rời Trung Quốc, Indonesia đã công bố nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI.

Nói những điều trên để thấy, nếu Việt Nam không tìm cách vượt qua thách thức thì không thể tận dụng cơ hội. Ngoài ra, còn có các thách thức trong nước khi chúng ta chuyển sang thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhưng thể chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn chỉnh, thực thi thể chế chưa nghiêm, các ưu đãi chưa chuyển biến sang ưu đãi mà các tập đoàn lớn cần... thì rất khó thu hút đại bàng về xây tổ, giữ chân các tập đoàn lớn, công nghệ cao.

Cùng với những thách thức trên là yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, gần đây, dù được đánh giá tốt nhưng vẫn còn khó khăn ở một số khu vực, chính sách nhập cảnh với chuyên gia nước ngoài cũng rất hạn chế.

Tiếp theo là về công nghệ. Việt Nam coi trọng công nghệ, có thành tựu lớn về nghiên cứu phát triển và thành lập trung tâm phát triển, trong đó có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Hòa Phát, Sungroup, Vingroup nhưng công nghệ vẫn chưa đủ để đáp ứng chuyển sang kinh tế số.

Cuối cùng là thủ tục hành chính rườm rà, còn nhiều loại hình giấy phép con, tình trạng sách nhiễu của bộ máy nhà nước làm giảm niềm tin đầu tư vào Việt Nam; hạ tầng của Việt Nam đã phát triển khá hiện đại, nhưng chưa có đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, đường thủy chưa phát triển, cảng biển chưa thành hệ thống logistics, và đặc biệt là công nghệ số đòi hỏi dịch vụ số, dữ liệu mở, Big data, chính sách để toàn dân và doanh nghiệp tham gia bồi đắp sử dụng dịch vụ số... còn yếu.

Trên đây cơ bản là những vấn đề mà báo cáo đã nêu ra và kiến nghị các giải pháp đồng bộ, để Việt Nam có thể nhanh chóng biến thách thức thành cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới trong bối cảnh thế giới chuyển động rất nhanh và mạnh.

Xin trân trọng cảm ơn GS!


Tin mới

Hyundai Thành Công Việt Nam sắp tổ chức ngày hội trải nghiệm đặc biệt dành cho khách hàng, nhiều mẫu xe hiệu năng cao hội tụ
8 giờ trước
Khách hàng sẽ được tham gia vào những hoạt động và trải nghiệm đặc biệt tại Hyundai Experience Day 2024 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Jaguar ra mắt xe mới gây tranh cãi: Thiết kế dị 'chẳng giống ai', màn hình ẩn dưới táp lô, chạy 770km/sạc
7 giờ trước
Ngôn ngữ thiết kế kỷ nguyên mới của Jaguar có thể nói là không giống ai trên thị trường hiện tại.
Trung Quốc cấm xuất khẩu loạt ‘hàng hiếm’ của thế giới sang Mỹ, láng giềng Việt Nam đang nắm sản lượng bỏ xa cả thế giới
5 giờ trước
Trung Quốc đã có động thái mới trước những can thiệp trong ngành công nghệ đến từ Mỹ.
5 chiếc tủ lạnh giá dưới 10 triệu, thích hợp nhà trọ, gia đình trẻ
5 giờ trước
Với ngân sách dưới 10 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu những mẫu tủ lạnh tích hợp công nghệ hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
Độc lạ đệ nhất cua biển được trao vương miện như hoa hậu
4 giờ trước
Những chú cua có trọng lượng từ 0,5 kg trở lên được người dân Tiên Yên tuyển chọn kỹ càng để tham gia Hội thi đệ nhất cua biển và được vinh danh, trao vương miện như những cuộc thi hoa hậu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.866.133 VNĐ / thùng

73.55 USD / bbl

2.25 %

+ 1.62

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.772.763 VNĐ / thùng

69.87 USD / bbl

2.60 %

+ 1.77

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.090.857 VNĐ / m3

3.04 USD / mmbtu

5.31 %

- 0.17

Than đá

COAL

3.450.633 VNĐ / tấn

136.00 USD / mt

2.09 %

- 2.90

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hãng Trung Quốc xác nhận ra mắt smartphone tầm trung với pin 7.000mAh nhưng mỏng ngang iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra: Sử dụng công nghệ pin của đối tác VinFast
16 giờ trước
Mẫu máy này cũng sẽ hỗ trợ công nghệ sạc nhanh với công suất lên tới 80W.
Là nguồn cung giá rẻ hấp dẫn hơn dầu Nga, bạn hàng mới Trung Quốc lại bị Mỹ ‘sờ gáy’, 90% sản lượng dầu bị đe dọa
17 giờ trước
Các tàu chở dầu của quốc gia này đến Trung Quốc đang bị ảnh hưởng lớn trước lệnh trừng phạt bổ sung từ Mỹ.
Giá xăng dầu hôm nay 03/12: Tiếp đà trượt dốc
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 03/12 trên thế giới tiếp tục trượt dốc và là phiên thứ 3 liên tiếp từ đầu tháng 12/2024.
Smartphone 5G, camera Zeiss giá 13 triệu từ vivo
1 ngày trước
Vivo V40 5G trang bị camera đồng chế tác cùng Zeiss, tập trung vào khả năng chụp ảnh chân dung và quay video.