Đây không phải là lần đầu Việt Nam nắm giữ cương vị này, với hai lần trước cũng đã đạt khá nhiều thành công vào các năm 1998 và 2010. Cách đây một thập kỷ, Việt Nam đã khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM-Plus) và mở rộng quyền lợi thành viên tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).
Với kinh nghiệm ngoại giao và quan điểm ủng hộ chủ nghĩa đa phương, Việt Nam đã tạo nên một bầu không khí lạc quan khi tiếp nhận chức chủ tịch ASEAN trong năm 2020 với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”.
Với việc phải đối mặt với một lịch trình ngoại giao dày đặc, trên cả hai cương vị là chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực của HĐBA Liên Hợp Quốc, Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu hậu cần.
Nhưng trách nhiệm kép này cũng mang đến một cơ hội hiếm có để nước ta trình bày những chính sách đối ngoại hiệu quả, có tác động tích cực nhất. Đặc biệt, Việt Nam nên tận dụng cơ hội kết nối ASEAN với chương trình nghị sự toàn cầu của Liên Hợp Quốc, điều mà các nhiệm kỳ chủ tịch trước đã làm được với thành công đáng kể.
Gắn kết và chủ động thích ứng
Việt Nam sẽ tiếp tục tiếp nối các chương trình, sáng kiến tiến bộ mang tầm khu vực từ các nhiệm kỳ chủ tịch trước đó, chẳng hạn như phát triển các dự án thành phố thông minh. Ngoài ra, việc chủ động đưa ra các hướng phát triển có lợi cho thị trường trong nước cũng là điều cần thiết.
Cả hai yếu tố chủ đề được kỳ vọng sẽ áp dụng trên tất cả các trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Sự “gắn kết” tượng trưng cho sự đoàn kết của ASEAN khi phải đối mặt với những thách thức đến từ cả trong và ngoài khu vực. Điều này cũng góp phần đẩy mạnh sự hội nhập sâu rộng của ASEAN trên trường quốc tế.
Trong khi đó, “chủ động thích ứng” là điều mà Việt Nam mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích của khu vực tốt hơn trước những làn sóng khủng hoảng.
5 ưu tiên chính Việt Nam đã xác định được 5 vấn đề cần ưu tiên.
Thứ nhất, sẽ nỗ lực tăng cường đoàn kết một ASEAN thống nhất để giải quyết các thách thức một cách kịp thời và hiệu quả.
Thứ hai, sẽ tăng cường hội nhập ASEAN trên mặt trận kinh tế bằng cách nâng cao mức đầu tư và thương mại nội khối. Thêm nữa, cũng cần chủ động chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu bất bình đẳng.
Thứ ba, sẽ thúc đẩy nhận thức sâu rộng hơn về bản sắc ASEAN bằng cách khuyến khích phát triển các giá trị chung, tổ chức các sự kiện và chương trình giao lưu văn hóa, mở rộng giáo dục tại mỗi quốc gia thành viên.
Thứ tư, tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác tốt đẹp với các nước ngoại khối và tìm cách mở rộng mạng lưới ngoại giao.
Thứ năm, nhấn mạnh sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực thể chế của ASEAN. Mục tiêu ở đây là cần xác định các hạn chế và rào cản trong việc cải cải cách thể chế, hiệu quả hoạt động để giúp ASEAN trở nên nhạy bén và chủ động hơn trước các thách thức có thể gặp phải.
Ngoài ra, trong phạm vi Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC), Việt Nam sẽ cố gắng hỗ trợ nâng cao an ninh, an toàn xã hội cho những bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Cùng với đó sẽ thúc đẩy các cơ chế hợp tác nhằm chống lại nạn tin giả và nêu ý tưởng đặt biểu tượng ASEAN lên hộ chiếu.
Việt Nam đang chứng tỏ được vai trò ngày càng quan trọng của mình trên trường quốc tế. Đảm nhận chức vụ chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, Việt Nam được kỳ vọng có thể chèo lái thành công giúp ASEAN tiếp tục có những bước tiến vững vàng trên con đường phía trước.