Bão, cháy rừng và Covid-19 - Một năm thảm hoạ đối với nước Mỹ

27/09/2020 16:47
Bão ở vùng Vịnh, hỏa hoạn ở miền Tây, virus corona ở khắp mọi nơi - nước Mỹ hiện đang ở trong một mớ hỗn độn.

Bão Sally đã tấn công Alabama và Florida tuần trước, nhấn chìm các ngôi nhà và khiến hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh mất điện. Bờ biển phía Tây vẫn chìm trong khói lửa từ mùa hỏa hoạn tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay bởi những mẫu đất bị đốt cháy, trong đó toàn bộ thị trấn đã bị thiêu rụi. Các ca nhiễm virus đang tăng đột biến ở Wisconsin, nhưng các thảm họa lớn khác xảy ra ở khắp mọi nơi thậm chí còn kinh khủng hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, tất cả 50 tiểu bang, Washington, lãnh thổ Florida và năm vùng lãnh thổ đã cùng được phê duyệt tuyên bố khẩn cấp về thảm họa."

Thiên tai đã có xu hướng gia tăng trong nhiều thập kỷ, nhưng 2020 thực sự là một năm rất tồi tệ. Sau khi các nhà dự báo sử dụng hết bảng chữ cái để đặt tên cho các cơn bão, họ đã chuyển sang bảng chữ cái tiếng Hy Lạp. Bão cận nhiệt đới Alpha đã ngừng hoạt động vào cuối tuần và bão nhiệt đới Beta hiện đang đe dọa Bờ Vịnh. Vẫn còn hơn hai tháng nữa mới chính thức vào mùa bão.

Theo dữ liệu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, số lượng những đợt thiên tai gây ra thiệt hại hơn 1 tỷ USD mỗi năm trong những năm 2010 nhiều gấp đôi so với những năm 2000. Nhưng "con số này nên được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô dân số và quy mô nền kinh tế", theo Jay Zagorsky, một nhà kinh tế tại Đại học Boston cho biết. Tuy nhiên sau khi điều chỉnh để tăng tổng sản phẩm quốc nội, sự gia tăng các thảm họa vẫn rất đáng kể.

Thiên tai thường xảy ra đột ngột và khủng khiếp, nhưng nguyên nhân của chúng thường phức tạp và đa biến. Một nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu, làm trầm trọng thêm cả cháy rừng ở phía tây và các cơn bão ở phía đông. Các chính sách quản lý, quy hoạch và khoanh nuôi rừng đã để lại những khoảng trống ở rừng và bãi bồi, và cơ sở hạ tầng cũ kỹ cũng góp phần khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Tình trạng phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng ngày càng sâu sắc có nghĩa là nhiều người Mỹ không có đủ nguồn lực để đối phó với thảm họa. Một số thực sự sợ hãi cảnh sát hoặc các quan chức chính phủ - những người được cho rằng có thể giúp đỡ họ.

Các thảm họa này cũng làm phát sinh các thảm họa khác. Các đợt nắng nóng làm khô đất, tạo ra hạn hán. Hỏa hoạn phá hủy thảm thực vật giúp giữ đất, gây ra lở đất. Biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển, gây ra lũ lụt ven biển khi các cửa sông ngập nước. Hỏa hoạn và lũ lụt khiến mọi người tập trung ở trại tị nạn, và làm lây lan virus corona.

Bão, cháy rừng và Covid-19 - Một năm thảm hoạ đối với nước Mỹ - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ phức tạp này gọi nó là "thảm họa tầng" - những thảm họa gây ra những thảm họa khác nối tiếp nhau như quân cờ domino khi đổ. Khi khí hậu ấm lên, chúng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích rủi ro vẫn coi mỗi thảm họa là một sự kiện rời rạc.

Mối quan hệ nhân quả đan xen và tốc độ không ngừng nghỉ của các thảm họa vào năm 2020 đang thay đổi cách nhiều người trong chúng ta nghĩ về chúng. Thay vì các tình tiết riêng lẻ liên quan đến một quá trình bình thường của các sự kiện, thảm họa là một kết cấu liên tục và có thể vĩnh viễn đối với cuộc sống của chúng ta. Không phải là một sự kiện, mà là cả một thời đại.

Vahedifard nói rằng trong thời điểm các thảm họa chồng chất, Mỹ nên chi nhiều tiền hơn để ngăn chặn và chuẩn bị cho chúng. Là một kỹ sư, ông đặc biệt quan tâm đến cơ sở hạ tầng của Mỹ khi quốc gia này chỉ được Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Mỹ chấm điểm D+. Các con đập, cây cầu, mạng lưới giao thông công cộng, hệ thống nước uống và cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta đang xuống cấp. Vụ cháy Camp năm 2018 gây chết người là do một chiếc móc mòn trên tháp truyền tải điện cao thế bị đứt, làm rơi đường dây phát tia lửa điện xuống thảm thực vật khô - một nơi dễ bốc cháy. Cái móc có tuổi thọ khoảng 100 năm.

Nhưng Vahedifard nói rằng khi ông yêu cầu các sinh viên kỹ thuật trên khắp nước Mỹ tự cho điểm cơ sở hạ tầng của đất nước mình, điểm trung bình là B. Nó gọi là "dịch chuyển đường cơ sở" trong hệ sinh thái - hiện tượng mà mọi người không còn để ý những thay đổi dài hạn trong môi trường, bởi họ có xu hướng so sánh mức sống hiện tại với những trải nghiệm trong quá khứ. Những kỹ sư trẻ này đã lớn lên trong một thế giới đầy những ổ gà, đổ nát và rỉ sét. Đó là điều bình thường đối với họ. Và kết quả là, Vahedifard nói, họ có thể sẽ "đánh giá thấp giá trị của việc cải thiện mọi thứ".

Con người chiếm lĩnh Trái đất một phần vì chúng ta rất dễ thích nghi. Chúng ta quen với việc đeo khẩu trang hoặc làm việc tại nhà hoặc lướt qua các kệ hàng trống. Chúng ta đã quen với việc nhìn thấy những người đàn ông với khẩu súng trường kiểu quân đội lang thang quanh khu trung tâm. Việc kiểm tra chất lượng không khí trước khi dắt chó đi dạo đã trở thành một thói quen. Mọi người đã ngừng theo dõi số người chết vì đại dịch hàng ngày, bởi vì con số luôn là khoảng 1.000. Mọi thứ xảy ra quá nhanh.

"Thảm họa tầng" có thể trở thành một kiểu bình thường mới, một nền tảng cho cuộc sống của chúng ta. Hoặc chúng ta có thể cố gắng ngăn các quân cờ domino rơi xuống. Nhưng nếu chúng ta thực hiện loại thay đổi có hệ thống sâu rộng có thể giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn, chấm dứt tình trạng bất bình đẳng và lạc hậu ở đất nước mình, và dập tắt đại dịch trước khi hàng trăm nghìn người khác phải chết, chúng ta không được cho phép bản thân thích nghi với tình trạng tồi tệ hiện tại. Chúng ta không thể quên rằng đây là những thảm họa.

Theo The Atlantic

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.