Hỏi:
Xin cho biết người tiêu dùng có quyền gì khi tham gia giao dịch hàng hóa?
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về quyền của người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau đây:
+ Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
+ Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
+ Được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
+ Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
ĐIỂM ĐEN THỊ TRƯỜNG Tuần qua, từ ngày 28/3-4/4/2018, Quản lý thị trường thành phố (QLTT TP.HCM) đã kiểm tra 517 vụ chuyên ngành và liên ngành, xử lý: 58 vụ, thu 1.750.719.000 đồng tiền phạt hành chính và tiền bán hàng tịch thu. Đã tiêu hủy hàng hóa trị giá 181.442.000 đồng. Thuốc lá nhập lậu QLTT TP.HCM đã phát hiện, kiểm tra 14 vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ thuộc địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, 5B, 10B, 12B, đã tạm giữ 9.791 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 4 chiếc xe gắn máy hai bánh và 1 chiếc xe ô tô. Hàng nhập lậu Kiểm tra 37 vụ, tạm giữ 3.680 kg vải, chất tẩy trắng, sơn lót; 3.140 viên thực phẩm chức năng; 45.281 đơn vị sản phẩm quần áo, mỹ phẩm, giày dép, đồng hồ đeo tay, thiết bị điện, phụ tùng máy, phụ kiện điện thoại di động,... Hàng giả Kiểm tra 58 vụ, tạm giữ 411 đôi giày hiệu Adidas, Nike, Chanel, Hermes, Valentino; 2.350 đơn vị sản phẩm quần áo, đồng hồ đeo tay, túi xách, kính mát, dây nịt... hiệu Chanel, Dior, Burberry, Omega, Rolex, Longines, Rado, Piaget, Tissot... Thực phẩm Kiểm tra 9 vụ vi phạm gồm: Hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tạm giữ 420 kg chất tẩy trắng, đường caramen và 1.440 đơn vị sản phẩm nước tăng lực hiệu Redbull, sữa Ensure. Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, hàng hóa vi phạm 1.350 kg đậu phộng. (Nguồn: QLTT - TP.HCM) |
Xuân Trinh (Nguồn: Cục QLCT)