"Bão giá" nguyên vật liệu "quét sạch" lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thua lỗ

06/04/2022 11:59
Bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch, biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng. Một số chuyên gia trong ngành nhận định “bão giá” đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào thua lỗ.

Đây là nhận định của các chuyên gia trong báo cáo về ngành xây dựng và vật liệu xây dựng vừa được Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 5/4.

"Bão giá" nguyên vật liệu trở thành "cơn ác mộng" 

Theo Vietnam Report, ngành xây dựng đã trải qua một năm 2021 đầy khó khăn do những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm, nhờ kinh nghiệm có được từ năm 2020 và sự thích ứng tốt của các doanh nghiệp, tăng trưởng của ngành đạt 5,59%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2020 là 4,54%. 

Tuy nhiên, dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch thứ tư, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội và TP.HCM buộc phải thực hiện giãn cách xã hội. Phần lớn các dự án nằm trong các tỉnh thành bị giãn cách đều phải ngừng thi công. Các dự án nằm ngoài khu vực giãn cách cũng bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung vật tư và nhân lực. Tổn thất kinh tế có thể nhìn thấy rõ nhất đó là: chi phí duy trì bộ máy, chi phí phòng chống dịch, chi phí huy động nguồn lực sau các đợt giãn cách... 37,9% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết trên 20% số dự án/hợp đồng của họ bị chậm tiến độ hoặc ảnh hưởng chi phí do dịch Covid-19. 

Bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch, biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng. Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu dùng trong xây dựng tăng 6,4% so với cùng kỳ do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong khi chuỗi cung ứng chưa hết gián đoạn từ năm 2020. Hai loại vật liệu xây dựng quan trọng nhất là thép và xi măng lần lượt tăng giá khoảng 40% và 8,4%. Do chi phí vật liệu xây dựng chiếm khoảng 65 - 70% giá dự toán xây dựng công trình, việc tăng giá vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư xây dựng, hiệu quả của nhiều dự án, bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Tín hiệu tích cực

Mặc dù mất đà tăng trưởng từ trước đại dịch, thị trường xây dựng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được định giá khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 8,71% trong giai đoạn 2022-2027. 

Tín hiệu tích cực đến ngay từ những tháng đầu năm khi backlog (giá trị hợp đồng chưa thực hiện) của các doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng tiếp tục lập đỉnh. 

Thêm vào đó, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam là điểm sáng đối với mảng xây dựng công nghiệp. Cụ thể, tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần đạt gần 9 tỷ USD; tổng vốn giải ngân ước tính đạt 4,42 tỷ USD – đây là mức cao nhất so với quý I của các năm giai đoạn 2018-2022. 

Bên cạnh đó, một loạt các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được triển khai gần đây đã và đang tạo ra những xung lực mới cho các doanh nghiệp trong ngành phục hồi và tăng tốc. 

Theo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, sẽ có tối đa 176.000 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, đa phần là đầu tư hạ tầng giao thông. 

Cũng trong năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến được Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hơn 50.000 tỷ đồng – mức lớn nhất từ trước đến nay. Việc hàng loạt các dự án cao tốc sẽ được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022-2025 sẽ mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông. 

Nhu cầu huy động vật liệu xây dựng lớn tại các dự án cũng sẽ tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp thép xây dựng, đá xây dựng, nhựa đường và xi măng thời gian tới. 

Song song với đó, môi trường pháp lý cũng có một số chuyển biến tích cực. Gần đây Quốc hội đã thông qua dự án “1 luật sửa 8 luật” tháo gỡ khá nhiều nút thắt pháp lý trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Ngoài ra, Nghị quyết 02/2022 của Chính phủ về thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, được kỳ vọng sẽ tạo ra áp lực đủ lớn để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý kinh tế, tạo thành trợ lực giúp các doanh nghiệp trong ngành sẵn sàng tăng tốc, chinh phục mốc son mới trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Áp lực lạm phát đè nặng sự tăng trưởng

Dẫu vậy, các chuyên gia nhận định vẫn còn những thách thức cho doanh nghiệp ngành này như áp lực lạm phát, căng thẳng chính trị Nga - Ukraine gần đây sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới ngành xây dựng - vật liệu xây dựng Việt Nam thông qua nhiều kênh như diễn biến giá dầu và giá thép thế giới… 

Khảo sát của Vietnam Report cũng cho thấy các doanh nghiệp đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng phục hồi khi triển khai các dự án và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp. 100% số doanh nghiệp đã và đang cam kết hành động quyết liệt để cải thiện khả năng phục hồi của doanh nghiệp trước các sự kiện gián đoạn trong tương lai, trong đó 33,3% số doanh nghiệp đã hoàn thành với những giải pháp thiết thực, 43,3% số doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai và 23,4% số doanh nghiệp đang lập kế hoạch.

"Năm ngoái, mặc dù doanh nghiệp có sự chủ động ứng phó nhưng tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy một kế hoạch quản trị khủng hoảng có lẽ là chưa đủ.

Các doanh nghiệp đang hứng chịu những tác động tiêu cực do việc bỏ qua đầu tư vào chiến lược phục hồi kinh doanh. Trong khi đây là chiến lược không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ những rủi ro, gián đoạn mà còn có thể phục hồi nhanh hơn", các chuyên gia nhận định.

https://cafef.vn/bao-gia-nguyen-vat-lieu-quet-sach-loi-nhuan-day-nhieu-doanh-nghiep-xay-dung-roi-vao-thua-lo-2022040610064888.chn

Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
6 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
5 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Ông Trump gợi ý cách để các hãng ô tô tránh thuế quan: Chuyên gia nói "chuyện hư cấu", Tesla cũng bó tay
4 giờ trước
Bài toán cho các hãng xe lớn, không riêng gì Tesla.
Suzuki ra mắt xe tay ga mới, giá 48 triệu đồng nhưng toàn trang bị hiện đại
3 giờ trước
Mẫu xe mới của Suzuki được dự đoán sẽ là đối thủ khá đáng gờm dành cho Honda Vision.
Mỹ áp thuế đối ứng 36%, Thái Lan kêu gọi bảo vệ một loại nông sản vì lo mất thị phần vào tay Việt Nam
3 giờ trước
"Hạt vàng" của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế quan của Mỹ khiến nghị sĩ kêu gọi hành động gấp.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
47 phút trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
13 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
16 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.