'Bão giá' tồi tệ ở Đức: Nhiều người bất chấp cái lạnh đi xin ăn, 'nâng lên đặt xuống' từ ổ bánh mì đến lít sữa tươi

26/03/2022 08:34
Rất nhiều người Đức sẵn sàng bỏ ra 4 tiếng đồng hồ mỗi tuần để đến lán cứu trợ thực phẩm và nhặt bất kỳ loại rau củ nào có thể giúp họ có một buổi tối no bụng.

Đó là một ngày mưa lạnh giá tháng Giêng, các tình nguyện viên người Đức đang đứng trước lán hỗ trợ thực phẩm dựng bên ngoài Bonner Tafel, một cửa tiệm rau quả tại thành phố Bonn, miền Tây nước Đức. Nhiệt độ giảm sâu có thể khiến công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn, song lại lý tưởng cho những loại thực phẩm mà các tình nguyện viên đã thu thập trước đó tại rất nhiều siêu thị. Chúng không đủ tươi để bán trên các quầy kệ, nên sẽ được tổng hợp lại, sau đó phân phát miễn phí cho những người dân nghèo đã về hưu, lao động thu nhập thấp và cả những thanh niên Đức đang thất nghiệp.

“Cứ đến cuối tháng, khi điều kiện tài chính trở nên eo hẹp, mọi người sẽ lại đến đây và hỏi chúng tôi về đồ ăn. Lạm phát đang ngày càng trở nên đáng lo ngại”, Günther Giesa, một tình nguyện viên chia sẻ với tờ DW. 

Bóng ma lạm phát bủa vây

Các số liệu vừa công bố cho thấy, trong tháng 2 năm nay, tỷ lệ lạm phát tại Đức đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này trái ngược hoàn toàn với năm 2020, khi lạm phát Đức chỉ đạt mức 0,5%.

Bão giá tồi tệ ở Đức: Nhiều người bất chấp cái lạnh đi xin ăn, nâng lên đặt xuống từ ổ bánh mì đến lít sữa tươi - Ảnh 1.

Trong tháng 2/2022, tỷ lệ lạm phát tại Đức tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái

Giá tiêu dùng đang tăng phi mã trên toàn cầu. Đà leo thang của chi phí năng lượng được cho là một trong những nguyên nhân chính, khi mà các lệnh hạn chế đi lại trong thời kỳ dịch bệnh gần được dỡ bỏ. Việc nguồn cung năng lượng hạn chế không bù đắp kịp sự gia tăng đột ngột trong nhu cầu đã khiến khủng hoảng “bão giá” ngày càng nghiêm trọng.

“Sẽ có những sự xáo trộn trên thị trường năng lượng, điều này là dễ hiểu. Giá cả sẽ tăng lên và người tiêu dùng chịu tác động rất nhiều”, ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết. 

“Giá nhiên liệu tăng, chi phí vận tải cũng cao, nên nhiều loại hàng hóa cũng tăng giá theo. Không chỉ ở trạm xăng, mà ngay cả khi đi siêu thị, người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy họ phải chi nhiều hơn cho những nhu cầu cơ bản”, ông Dirk Engelhardt, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp, Vận tải và Logistics Đức nói. 

Điều này chắc chắn sẽ gây ra thêm nhiều khó khăn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi cơ quan này đang nỗ lực điều chỉnh lại các dự báo kinh tế để đối phó với các hệ lụy do căng thẳng Nga-Ukraine gây ra. Từ chỗ chỉ cần tập trung vào việc rút gọn các chương trình kích thích kinh tế, hiện ECB sẽ cần phải đánh giá kỹ lưỡng hơn các tác động kinh tế từ cuộc xung đột địa chính trị, nhất là khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn.

Bão giá tồi tệ ở Đức: Nhiều người bất chấp cái lạnh đi xin ăn, nâng lên đặt xuống từ ổ bánh mì đến lít sữa tươi - Ảnh 2.

Người Đức bủa vây trong bão giá

Hồi năm 1923, nước Đức cũng đã phải trải qua thời kỳ siêu lạm phát sau khi chính phủ chấm dứt chế độ bản vị vàng và thất bại trong Thế chiến thứ nhất. Những người sử dụng lao động khi đó buộc phải trả lương hàng ngày để nhân viên sớm mua lương, thực phẩm trước khi chúng tiếp tục tăng giá vào ngày hôm sau. Lạm phát sau Thế chiến thứ hai và cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 cũng khiến quốc gia này lâm vào cảnh khốn đốn. 

Mua ổ bánh mì hay 1 lít sữa tươi cho tiết kiệm?

Tờ DW cho rằng, đối với một quốc gia coi trọng sự ổn định kinh tế như Đức, bóng ma lạm phát là mối bận tâm rất lớn. Theo chuyên gia kinh tế người Mỹ Robert Shiller, chỉ những lo sợ lạm phát trên lý thuyết cũng đủ để khiến nền kinh tế Đức chịu ảnh hưởng tiêu cực. Khi đó, dân thu nhập thấp sẽ là đối tượng bất an hơn cả. 

“Buồn lắm. Mỗi lần đổ xăng là mất €100, trong khi trước đó chỉ có €80. Dẫu vậy, €20 không ảnh hưởng đến tôi quá nhiều. Những người dân thu nhập thấp đến đây xin đồ ăn mới đáng lo cơ”, một tình nguyện viên của Tafel giải thích. “Họ sẽ phải cân nhắc nên dùng số tiền đang có để mua bánh mì tươi hay một lít sữa cho tiết kiệm?”. 

Bão giá tồi tệ ở Đức: Nhiều người bất chấp cái lạnh đi xin ăn, nâng lên đặt xuống từ ổ bánh mì đến lít sữa tươi - Ảnh 3.

 Báo The Guardian trước đó trích lời Isabella Weber, Phó Giáo sư kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst cho biết, lợi dụng lạm phát, rất nhiều các tập đoàn lớn có sức ảnh hưởng trên thị trường đã đẩy nhanh giá nhiều mặt hàng và thu lợi. Giới chức Đức sau đó đã phải áp đặt mức giá giới hạn cho một số loại thực phẩm, bao gồm đường, sữa bò và chân giò. 

Tạp chí Focus của Đức mới đây cũng có một bài viết khuyên độc giả thay đổi thói quen chi tiêu trong bối cảnh giá cả tăng chóng mặt. Ngoài việc khuyến khích mọi người uống trực tiếp nước máy thay vì mua nước lọc đóng chai, Focus cho rằng những người tiêu dùng thông minh sẽ chọn mua những loại thực phẩm theo mùa, săn nông sản giá rẻ và các chương trình giảm giá khuyến mại. Tạp chí này cũng liệt kê một số công ty cung cấp hệ thống lọc khử mùi nước máy hiệu quả để người dân có thể uống trực tiếp mà không cảm thấy khó chịu.

Theo: DW, The Guardian

https://cafebiz.vn/bao-gia-toi-te-o-duc-nhieu-nguoi-bat-chap-cai-lanh-di-xin-an-nang-len-dat-xuong-tu-o-banh-mi-den-lit-sua-tuoi-20220325155712197.chn

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
26 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
34 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
48 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
12 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
26 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
17 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
19 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.