Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan?

28/12/2017 21:24
Xét về lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo, nhưng về chất và giá bán lại không thể sánh với Campuchia, Thái Lan.

Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan?

Xét về lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo, nhưng về chất và giá bán lại không thể sánh với Campuchia, Thái Lan.

"Việt Nam cần sớm thay đổi cách trồng lúa để tăng lượng gạo chất lượng lên để cạnh tranh với gạo Thái, gạo Campuchia", câu nói của ông Bruce J. Tolentino, Phó tổng giám đốc Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), làm tôi nhớ mãi trong chuyến thăm IRRI tại Philippines vừa qua.

Trong nhiều năm Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vì nước này thiếu lương thực.

Nhưng ông Bruce J. Tolentino cho hay ba bốn năm trở lại đây Philippines đã giảm lượng gạo nhập khẩu không chỉ của Việt Nam mà còn từ các quốc gia khác.

Xu hướng tự túc lương thực không chỉ đang xảy ra ở Philippines mà còn ở các thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam trước đây như Indonesia.

Do vậy, Việt Nam cần thay đổi cách trồng lúa để tăng giá trị hạt gạo. Đây là điều mà nhiều người đã nói đến.

Nhưng để cạnh tranh với gạo Thái Lan đã đành, lại được "nhắc" để cạnh tranh với Campuchia thì quả thực khiến nhiều người chạnh lòng.

Xét về các yếu tố sản xuất lúa gạo hàng hóa, Campuchia không bằng Việt Nam. Thế nhưng trong 5 năm trở lại đây, Campuchia lại nổi lên như một thị trường cung cấp gạo cao cấp cho thế giới.

Đó là vì hệ thống canh tác lúa ít cơ giới hóa, trồng giống lúa mùa kéo dài tới 6 tháng, ít sử dụng phân, thuốc hóa học... của họ.

Nhưng nó lại đang phù hợp xu hướng tiêu dùng của thế giới. Cái được coi là lạc hậu của Campuchia lại trở thành lợi thế khi thế giới thay đổi thói quen tiêu dùng.

Nhiều năm liền, Campuchia đem gạo đi thi và được giải cao nhất nhì thế giới trong khi Việt Nam vẫn chạy theo sản lượng.

Khi thị trường thay đổi, gạo Campuchia được đánh giá cao hơn gạo của Việt Nam và theo đó là giá bán cao hơn. Việt Nam không cần phải sang Campuchia học cách trồng lúa, nhưng rõ ràng việc giảm hóa chất trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu.

Ngay tại thị trường trong nước, ở một số kênh phân phối, không chỉ giống lúa ngoại như Đài Loan, gạo Nhật trồng tại Việt Nam nữa mà các loại gạo từ Campuchia, Pakistan... ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt.

Thời gian gần đây lãnh đạo ngành nông nghiệp hay nhắc đến nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo Việt Nam nhưng quả thực còn thiếu nhiều hành động cụ thể. Không thể sản xuất được hạt gạo chất lượng cao khi mà tình trạng buôn bán và sử dụng hóa chất vẫn khá tràn lan và khó kiểm soát.

Việt Nam đang đứng trước hai thách thức: phải tăng chất lượng gạo đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng đó cũng là cơ hội để chuyển đổi sang các mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, cho biết người tiêu dùng ngày càng lo sợ hóa chất trong thực phẩm nên họ chấp nhận bỏ nhiều tiền hơn cho gạo Thái, gạo Campuchia vì họ cho rằng an toàn hơn.

Ông Nghĩa cho rằng nếu không thay đổi sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng, nguy cơ thua trên sân nhà của gạo Việt là có thật.

Bao giờ nhà nông Việt mới trở lại trồng lúa mùa? Hiểu theo nghĩa là trở lại với phương thức canh tác truyền thống, bớt hóa chất, không đòi hỏi năng suất cao...

Ông Bruce J. Tolentino cho rằng Philippines sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu gạo. Đó là thành quả của nghiên cứu và phát triển mà Philippines đã đầu tư trong nhiều năm qua.

"Việt Nam cũng cần phải tăng cường nghiên cứu phát triển trong nông nghiệp. Tôi có cảm giác Việt Nam đầu tư chưa xứng đáng vào lĩnh vực này...", ông Bruce nói.

TRẦN MẠNH

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
16 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
32 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.504.273 VNĐ / tấn

1,009.20 UScents / bu

0.23 %

- 2.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.131.185 VNĐ / tấn

287.80 USD / ust

0.03 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
4 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
7 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
23 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.