Bao giờ Vietnam Airlines hưởng "trái ngọt" Jetstar Pacifics?

15/10/2020 00:11
Nhận thêm 30% vốn cổ phần Jetstar Pacifics từ Tập đoàn Qantas trong bối cảnh kinh doanh khó khăn vì Covid 19, Vietnam Airlines sẽ làm gì với hàng không giá rẻ này? Liệu có được hưởng trái ngọt hay càng làm tình hình kinh doanh thêm bết bát?...

Chia sẻ với báo giới gần đây, đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, trong bối cảnh bản thân khó khăn, Tập đoàn Hàng không quốc gia Úc - Qantas Group dự tính "tặng" Vietnam Airlines 30% cổ phần của hãng hàng không giá rẻ Jestar Pacifics trong tháng 10/2020.

Việc đàm phán giữa hai bên đã hoàn tất và đang báo cáo với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về vấn đề này bởi tặng lại 0 đồng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ.

TÍNH SAO VỚI KHOẢN LỖ TỪ JETSTAR PACIFICS MÀ QANTAS ĐỂ LẠI?

Thông tin Vietnam Airlines sẽ nhận lại 30% vốn cổ phần, nâng tổng sở hữu tại Jetstar Pacifics lên 98% không còn là mới, từ giữa tháng 6 năm nay, hãng hàng không quốc gia cho biết đã thống nhất với Qantas, đồng thời đổi tên hãng thành Pacific Airlines. Tuy nhiên, chuyện thua lỗ tại Jetstar Pacifics đặt ra vấn đề về trách nhiệm của Qantas với khoản lỗ này đến đâu khi hoàn tất chuyển giao 30% vốn cho Vietnam Airlines? 

Sau nhiều năm thua lỗ triền miên, năm 2018, Jetstar Pacific đã báo lãi 34,3 tỷ đồng; năm 2019, theo số liệu kinh doanh 9 tháng đã được công bố, hãng này tiếp tục ghi nhận lợi nhuận đạt hơn 205 tỷ đồng. Dù vậy, số lỗ luỹ kế khoảng 4.000 tỷ đồng. 

Đến 8 tháng đầu năm 2020, do đại dịch Covid 19 hoành hành, sản lượng Jetstar Pacifcs giảm 64% và tiếp tục lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, mức lỗ luỹ kế Jetstar Pacifics có thể đã lên đến 5.000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của Jetstar Pacifics hiện tại là 3.522 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines góp 2.424,9 tỷ đồng tương ứng với 68,86% cổ phần, Qantas Asia Investment Company góp 1.056,6 tỷ đồng tương ứng với 30% cổ phần, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn góp 40 tỷ đồng tương ứng với 1,14 cổ phần và ông Lương Hoài Nam góp 0,4939 tỷ đồng.

Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines cho biết, trong quá trình đàm phán hai bên sẽ thoả thuận theo hướng Qantas sẽ tặng lại cho Vietnam Airlines các khoản giá trị đầu tư, giá trị thương hiệu, những khoản này sẽ bù trừ vào phần lỗ mà Qantas phải gánh tại Jetstar Pacifics. Sau khi bù trừ giá trị bằng 0, đảm bảo Vietnam Airlines không phải gánh thêm bất cứ khoản nào. 

Điều này có thể hiểu rằng: Qantas đầu tư hơn 1.000 tỷ vào Jetstar Pacifícs, về nguyên tắc, khi Vietnam Airlines muốn mua lại 30% cổ phần này sẽ phải bỏ ra một số tiền tương ứng trả cho Qantas.

Jetstar Pacifics hiện có đội tàu bay 18 chiếc A320, khai thác 33 đường bay trong nước và quốc tế.

BAO GIỜ VIETNAM AIRLINES HƯỞNG TRÁI NGỌT?

Jetstar Pacifics được kỳ vọng sẽ là một con bài tốt để Vietnam Airlines gia tăng cạnh tranh trên thị trường hàng không, tăng lợi nhuận cho mạng lưới của hãng hàng không quốc gia. 

Giai đoạn 2009 - 2019, hàng không giá rẻ chiếm khoảng 30 - 40% tổng thị trường hàng không quốc tế, trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ còn cao hơn lên đến hơn 50%. 

Tuy nhiên, Jetstar Pacifics sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi đối thủ hàng không giá rẻ VietJet Air, Bamboo Airway đã khá nặng ký. Trong khi đó, tái cơ cấu vào thời điểm thị trường hàng không chưa thể phục hồi ngay vì lao dốc sau đại dịch. Chính lãnh đạo Vietnam Airlines cũng phải thừa nhận lượng khách tăng nhưng doanh thu giảm một nửa, dự kiến đến hết năm nay sẽ lỗ khoảng 1.600 tỷ đồng.

Về phương án tái cấu trúc, đại diện Vietnam Airlines cho biết, sau khi hoàn tất nhận chuyển nhượng, Vietnam Airlines sẽ để Jetstar Pacifics sử dụng chung toàn bộ hệ thống bán vé, hệ thống kỹ thuật, dịch vụ mặt đất, nguồn lực… Sắp tới, hai bên sẽ ký hợp tác gắn kết toàn diện, Vietnam Airlines sẽ phân phối đường bay phân khúc nào phù hợp sẽ để cho Jetstar Pacifics khai thác để đảm bảo tối đa hiệu quả kinh doanh….

Báo cáo của Vietnam Airlines cho biết, tổng doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm ước đạt 23.948 tỉ đồng (bằng 41,7% so với cùng kỳ 2019), dù vậy, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỉ đồng (bằng 70,8% lỗ kế hoạch năm 2020), trong đó, mức lỗ của công ty mẹ là hơn 8.700 tỷ đồng.

Quý 3 dù cải thiện về doanh thu, nhưng hiệu quả chung vẫn lỗ 3.626 tỷ đồng. Vay ngắn hạn của VNA tăng lên 5.242 tỷ đồng, các khoản phải trả giãn, hoãn là 4.268 tỷ đồng. Dự kiến hết năm 2020, Vietnam Airlines sẽ lỗ 13.000 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh khó khăn, trong lúc Vietnam Airlines còn phải cầu cứu Chính phủ hỗ trợ vay 12.000 tỷ đồng vốn ưu đãi nhưng chưa có kết quả, việc tái cơ cấu Jetstar Pacifics giai đoạn này có giúp Vietnam Airlines được hưởng trái ngọt không hay lại khiến tình hình kinh doanh thêm khó khăn hơn, là vấn đề nhà đầu tư quan tâm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hoạt động đi lại bằng đường không sẽ hồi phục chậm hơn dự kiến và đến năm 2024 mới có thể hồi phục trở lại mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi chưa có vaccin nào chính thức được lưu hành trên thế giới, hôm qua, Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu cần phải lên kịch bản xấu nhất ứng phó với Covid 19 khi mùa Đông Xuân năm nay sắp đến.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
52 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
17 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.