Báo lãi lớn, ngân hàng trụ vững qua biến độngicon

Làn sóng Covid thứ 3, thứ 4 dồn dập từ đầu 2021 nhưng các ngân hàng (NH) vẫn tăng trưởng lợi nhuận lớn. 

Làn sóng Covid thứ 3, thứ 4 dồn dập từ đầu 2021 nhưng các ngân hàng (NH) vẫn tăng trưởng lợi nhuận lớn. 

 

Thu lãi ngàn tỷ, phòng thủ trước các rủi ro thời đại dịch, giữ được việc làm và thu nhập cho nhân viên, chia sẻ khó khăn với các khách hàng mà vẫn đáp ứng các yêu cầu mới theo chuẩn mực quốc tế… đòi hỏi NH phải chắc quản trị, tăng nguồn lực, đổi mới công nghệ và dịch vụ để gia tăng hiệu quả.

Những tín hiệu đầu tiên

Tuần qua, những NH đầu tiên đã công bố những chỉ số tài chính bán niên. Kết quả 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 3.000 tỷ đồng, tăng gần 48% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 54% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Bên cạnh đó, TPBank nâng tổng tài sản đạt hơn 242 nghìn tỷ đồng, gần đạt mục tiêu 250 nghìn tỷ đồng cho cả năm. Tính đến cuối tháng 6/2021, TPBank huy động được hơn 217 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với cuối năm 2020 và tương đương 98,3% kế hoạch năm. Đáng chủ ý, TPBank đã trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, đồng thời cũng trích đủ phần dự phòng bổ sung cho dư nợ được tái cơ cấu theo Thông tư 03/2021 của NHNN mới ban hành.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đạt lợi nhuận trước thuế đạt 1.164 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ 2020. Dư nợ tín dụng đạt gần 74 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 6,4% so với 31/12/2020. Con số sơ kết của MB, lãi hợp nhất gần 8.000 tỷ đồng trong 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu thấp chỉ khoảng 0,58% trong khi dự phòng bao nợ xấu vượt 310%.

Hàng loạt dự báo cho thấy, đa số các NH tiếp tục tăng mạnh lợi nhuận trong quý 2. SSI Research dự kiến, BIDV lãi trước thuế trong quý II tăng 51% so với cùng kỳ lên 3.850 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng đạt cao, ở mức 7% so với mức tăng 2,35% trong nửa đầu năm 2020. ACB) dự báo lợi nhuận trước thuế trong quý II tăng 58%. Lợi nhuận của MSB có thể tăng tới 141%, HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng 45% lên 2.400 tỷ đồng... Hai cái tên khá hot là Techcombank (TCB) có thể đạt 5.700 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý II, tăng 58% so với cùng kỳ; VPBank (VPB) đạt lợi nhuận trước thuế từ 3.500 - 4.000 tỷ đồng, tăng từ 66-90% so với cùng kỳ

Báo lãi lớn, ngân hàng trụ vững qua biến động

Trước đó, Vietcombank (VCB) ước tính lãi trước thuế quý II đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ trong khi nợ xấu vẫn dưới 1%. VietinBank cho biết đã đạt khoảng 13.000 tỷ đồng lợi nhuận qua 6 tháng, ước tăng tới 75% so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận NH trước hết đến từ hoạt động tín dụng tăng khá trên nền tảng tận dụng được các nguồn vốn giá rẻ. Việc mở rộng được tín dụng trong điều kiện kinh tế khó cho thấy các NH linh hoạt và quản trị tốt trước rủi ro. Tại TPBank, lợi nhuận tăng mạnh nhờ tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm khoảng 11%.

Trong khi vẫn phải chi lớn cho phòng ngừa rủi ro, chia sẻ với khách hàng, phòng chống dịch bệnh thì lợi nhuận còn đến từ tiết giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Cụ thể, chi phí hoạt động của TPBank chỉ tăng 6,91% so với cùng kỳ, thấp hơn rất nhiều mức tăng của doanh thu. Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) cũng giảm mạnh, từ 43% cuối tháng 6 năm 2020 xuống chỉ còn 36% ở thời điểm kết thúc quý II năm nay. Tiết giảm là cách trước hết để các ngân hàng tăng lợi nhuận khi không thể tăng lãi suất mà còn phải chia sẻ với khách hàng và chi phí lớn dự phòng nợ xấu tăng và phòng ngừa rủi ro.

Ở MBB, tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đạt khoảng 28,6% còn tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/bình quân đầu người cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ…

Các NH còn kiếm lãi từ việc đa dạng hoá dịch vụ và nguồn thu: Cụ thể, thu nhập thuần từ dịch vụ của TPBank, bao gồm hoạt động thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ bảo hiểm và tư vấn, trong 6 tháng đầu năm tăng tới 117% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, dịch vụ của ngân hàng tăng trưởng thuộc top đầu hệ thống khi tiến hành chuyển đổi số, ứng dụng thành công nhiều dịch vụ tự động hoá trên diện rộng.

Trong khi đó, ACB ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ tín dụng tăng 19-20% so với cùng kỳ bên cạnh đó là việc phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân và hoạt động bancassurance vẫn phát triển mạnh. Với HDBank, bancassurance đã tăng kể từ quý IV/2020 và kỳ vọng thu nhập phí ròng sẽ tăng gấp đôi so với quý trước và tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, Techcombank vẫn khai thác thành công nguồn CASA lớn và phong phú, cùng với tập khách hàng gắn chặt với các đối tác lớn như Vingroup hay Masan và tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh trái phiếu doanh nghiệp.

Động lực vượt qua thời điểm khó khăn

Theo Vụ Dự báo, Thống kê NHNN, 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng dương. Khảo sát từ các CTCK đặt niềm tinNH tiếp tục ghi nhận lợi nhuận cao trong quý II và cả năm 2021. Lợi nhuận tiếp tục dự báo đến từ tín dụng mở rộng, tận dụng chi phí vốn thấp, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ nhất là ở các NH đi trước và thành công trong chuyển đổi số.

Báo cáo của VietNam Report cho thấy, trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do covid-19, hệ thống NH không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn tiếp sức cho nền kinh tế, triển khai các giải pháp để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn; đồng thời NH trở thành khối kinh doanh điểm sáng của nền kinh tế, cổ phiếu NH đã tăng trường mạnh và trở thành động lực lớn đưa chỉ số chứng khoán Việt Nam lên kỷ lục mới.

Báo lãi lớn, ngân hàng trụ vững qua biến động

Lợi nhuận của các NH tăng trưởng khá, tín dụng mở rộng và dịch vụ phát triển, đặc biệt nợ xấu được khống chế và giảm thể hiện khả năng quan trị tốt để chống chịu rủi ro tốt trước cú sốc bên ngoài. Đặc biệt, nhiều NH có dòng tiền ổn định đã chủ động trích lập dần trong từng quý chuẩn bị “bộ đệm” lớn hơn cho dự phòng rủi ro theo yêu cầu.

Phân tích các nhân tố tác động lợi nhuận, ngoài nhân tố nền tảng quản lý rủi ro và công tác kiểm soát nội bộ như trên thì khả năng áp dụng công nghệ trong các dịch vụ và chất lượng sản phẩm, dịch vụ được các chuyên gia nhấn mạnh. Sáu tháng đầu năm 2021, NH tiếp tục tăng mạnh quy mô và tỷ trọng thu nhập phí dịch vụ, thu nhập ngoài lãi đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt, bán chéo bảo hiểm, chứng khoán v.v. Điều này giúp các NH phát triển toàn diện hơn, không còn lệ thuộc vào chỉ tiêu tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro và cải thiện cơ cấu nguồn thu theo hướng bền vững.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và phát triển công nghệ, áp lực cạnh tranh của NH ngày càng khốc liệt. Không chỉ là cuộc cạnh tranh của NH với nhau, giữa NHvới các công ty tài chính mà còn là giữa NH với fintech và bigtech, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và cho vay nhỏ lẻ, tiêu dùng.. thì ứng dụng công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm là hai chiến lược mũi nhọn được nhiều NH lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh. NH nào tiên phong đi đầu, làm phong phú sự trải nghiệm của khách hàng sẽ để lại ấn tượng tốt. Điều này đòi hỏi mỗi NH phải thay đổi nhanh hơn để tạo dựng được hình ảnh và vị thế của mình trong không gian số.

M.Hà

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
5 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
6 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.