Hơn 5 năm sau khi bán thương hiệu bánh kẹo số 1 Việt Nam cho đối tác Mỹ thu về gần 8.000 tỷ, tập đoàn Kido đang có dự tính lớn để trở lại mạnh mẽ hơn
Tập đoàn Kido (KDC) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần đạt hơn 8,3 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu từ dầu ăn chiếm tỷ trọng lớn, hơn 84% và tăng 25,1%. Ngành hàng lạnh lớn thứ 2 chiếm 15,1% doanh thu, còn các ngành khác chiếm tỷ trọng rất ít.
Sau hơn 5 năm bán thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô số 1 Việt Nam cho đối tác Mỹ thu về 8.000 tỷ đồng, đại gia Kinh Đô đã tái cấu trúc thành công Tập đoàn Kido.
Trong 2020, KDC ghi nhận lợi nhuận tăng 47% lên 418 tỷ đồng. Ngành hàng mang lại lợi nhuận chính cho Tập đoàn Kido là dầu ăn nhờ một loạt các vụ M&A trong các năm vừa qua, với những thương vụ đình đám như Dầu ăn Tường An…
Trong năm khó khăn 2020 KDC cũng trở lại thị trường bánh kẹo với thương hiệu bánh trung thu Kingdom sau 5 năm vắng bóng. KDC cũng đã công bố thông tin hợp tác liên doanh với Vinamilk chuyên sản xuất kinh doanh nước giải khát, sản xuất và kinh doanh các loại kem và thực phẩm đông lạnh.
Trong 2020, KDC đã phát hành cổ phiếu sáp nhập hãng kem Merino. Việc sáp nhập Kido Foods (KDF) được xem là cách thức để Kido Group tập trung nguồn lực để hỗ trợ hãng sản xuất kem (với nhãn hiệu Merino). Số liệu từ Euromonitor International, thị phần kem của KDC tiếp tục gia tăng và đã lên tới khoảng trên 43%, với các nhãn hiệu kem nằm trong top 10 như là Merino, Celano và Wel Yo.
Điểm nổi bật trong 2020 chính là quyết định quay trở lại ngành hàng bánh kẹo sau 5 năm bán thương hiệu Kinh Đô. Bánh kẹo chính là sản phẩm đưa KDC từ một công ty gia đình thành lập năm 1993 vào nhóm những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng sau hơn 2 thập kỷ.
Trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp cũng thực hiện nhiều hoạt động mua bán sáp nhập để phát triển quy mô như trường hợp PAN của ông Nguyễn Duy Hưng, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang, Gelex của ông Nguyễn Văn Tuấn…
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường tiếp tục sôi động. VN-Index giảm mạnh phiên thứ dần về ngưỡng 1.110 điểm.
Theo BVSC, trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán sẽ vẫn tiếp tục chịu áp lực bán trong những phiên giao dịch tới, nhưng sẽ không còn mạnh như phiên 19/1. Lực bán tiếp tục chiếm ưu thế do nhu cầu đóng vị thế arbitrage khi hợp đồng Vn30F2101 đã sát ngày đáo hạn, bên cạnh đó cũng cần thời gian để các nhà đầu tư sử dụng dòng tiền nóng cân đối. Tuy nhiên, áp lực này có thể chỉ diễn ra trong 1-2 phiên, sau đó thị trường sẽ nhanh chóng trở lại với diễn biến tích cực hơn.
Trong quá khứ, sau những phiêm giảm điểm mạnh như phiên hôm 19/1 thường tạo ra cơ hội cho những đợt hồi đủ T+.
Về trung và dài hạn, BVSC vẫn tiếp tục duy trì quan điểm tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ nhất, môi trường tiền rẻ được duy trì trên thế giới và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tạo đồng lực để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Thứ hai, với việc tiêm vaccine chống Covid-19 rộng rãi hơn, khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ có phục hồi tốt từ đáy năm 2020. Thứ ba, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 sẽ có tăng trưởng mạnh. Thứ tư, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục tạo động lực để hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam về trung và dài hạn.
Và cuối cùng, với kỳ vọng các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Chứng Khoán 2019, Luật Doanh Nghiệp 2020 và Luật Đầu Tư 2020 sẽ sớm được ban hành, kèm với việc hệ thống giao dịch mới tại sàn HSX được đưa vào trong nửa cuối năm nay, chúng tôi kỳ vọng FTSE sẽ nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường chứng khoán mới nổi loại hai trong năm 2022.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/1, VN-Index giảm 60,94 điểm xuống 1.131 điểm; HNX-Index giảm 6,48 điểm xuống 224,02 điểm. Upcom-Index giảm 2,4 điểm xuống 76,15 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 25,2 nghìn tỷ đồng.
V. Hà