Bảo trì đường sắt cầm chừng: Tranh cãi về 'tiêu tiền', vay lãi trả lương

30/03/2021 07:40
Đầu năm 2020, ngành Đường sắt từng đối mặt nguy cơ dừng chạy tàu vì vướng mắc trong phân bổ vốn ngân sách để bảo trì đường sắt. Vướng mắc chỉ được giải quyết khi Thủ tướng chỉ đạo xử lý. Tuy nhiên, năm nay, mắc mớ cũ đang lặp lại, Bộ GTVT và Tổng Cty Đường sắt (VNR) vẫn chưa có tiếng nói chung, trong khi các công ty bảo trì đường sắt chật vật lo tiền bảo trì và trả lương cho người lao động.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Cty CP Đường sắt Quảng Bình cho biết, do vướng mắc như năm 2020, tới nay đơn vị vẫn chưa ký được hợp đồng bảo trì đường sắt của năm 2021. Không có hợp đồng, các đơn vị không có nguồn tiền ứng trước để hoạt động.

“Để đảm bảo an toàn chạy tàu, chúng tôi phải đi vay ngân hàng tạm ứng một phần lương cho người lao động và chi phí bảo trì đoạn đường sắt được giao. Giờ cố gắng duy trì và đợi các bộ, ngành, tổng công ty giải quyết, cũng chưa biết khi nào được ký hợp đồng”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, hiện tại, mỗi tháng tiền lương trả cho hơn 530 lao động của công ty khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2020, công ty này đạt tổng doanh thu 175 tỷ đồng, trong đó hơn 127 tỷ đồng từ hợp đồng bảo trì bằng vốn ngân sách nhà nước.

Ông Đậu Văn Long, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường sắt Hà Ninh cũng phản ánh tình trạng tương tự. “Trong 3 tháng qua, công ty phải đi vay ngân hàng để ứng lương cho người lao động, mỗi tháng khoảng 5 tỷ đồng. Hoạt động bảo trì cố gắng ở mức duy trì an toàn chạy tàu, sử dụng vật tư dự phòng, cắt chỗ này vá chỗ kia, sửa chữa lớn vẫn phải đợi”, ông Long nói. N

ăm 2021, doanh nghiệp dự kiến khoảng 107 tỷ đồng để bảo trì đường.

Một lãnh đạo VNR cho biết, vướng mắc về giao vốn bảo trì đường sắt năm nay tương tự của năm 2020, do VNR đã chuyển cơ quan đại diện vốn từ Bộ GTVT sang Ủy ban quản lý vốn nhà nước.

Năm trước, chỉ khi Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, Bộ GTVT mới giao vốn cho VNR thực hiện. Năm nay, Chính phủ chưa có chỉ đạo, nên Bộ GTVT vẫn theo Luật Ngân sách giao vốn bảo trì (khoảng 2.800 tỷ đồng) về Cục Đường sắt để ký hợp đồng đặt hàng các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì.

Theo Luật Đường sắt, VNR được giao trách nhiệm quản lý, khai thác đường sắt quốc gia. Tuy nhiên, tổng công ty không ký được hợp đồng với Cục Đường sắt, vì không trực tiếp thực hiện bảo trì mà giao về các công ty thành viên.

“Dù đã làm việc nhiều lần với Bộ GTVT, song tới nay chưa xử lý được vấn đề. Các doanh nghiệp bảo trì rất khó khăn, phải vay mượn để trả lương cho công nhân. Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị phải nỗ lực đảm bảo bảo trì và duy trì tuyệt đối an toàn chạy tàu”, lãnh đạo VNR nói.

Lại chờ Thủ tướng

Ông Dương Hồng Anh, Phó Cục trưởng Đường sắt xác nhận, các vướng mắc về giao vốn bảo trì đường sắt năm 2021 tương tự như vướng mắc đã gặp năm 2020. Điều này do VNR đã giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, không còn thuộc Bộ GTVT, vậy nên bộ không thể giao vốn trực tiếp.

“Chúng tôi đã mời VNR và các công ty bảo trì lên ký hợp đồng đặt hàng, nhưng các bên chưa thống nhất. Năm trước, Thủ tướng chỉ đạo tạm thời tiếp tục giao vốn cho VNR, năm nay sau khi phát sinh vướng mắc, Bộ GTVT cũng báo cáo Chính phủ, đang chờ ý kiến chỉ đạo”, ông Hồng Anh nói.

Theo lãnh đạo Cục Đường sắt, để xử lý vướng mắc trên, về lâu dài sẽ thực hiện theo Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, do Bộ GTVT xây dựng. Hiện tại, dự thảo đề án này vẫn đợi Thủ tướng xem xét phê duyệt.

Được biết, tới nay có 2 nội dung trong đề án do Bộ GTVT xây dựng còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành. Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất giao hạ tầng đường sắt cho VNR quản lý tới năm 2025 hoặc 2030; vốn bảo trì hằng năm giao VNR hoặc Cục Đường sắt quản lý…

Do còn ý kiến khác nhau, Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đánh giá và góp ý cho các phương án trên. Bộ Tư pháp cho rằng, nên giao VNR quản lý hạ tầng đường sắt tới năm 2030, để có thời gian chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Với vốn bảo trì hạ tầng đường sắt hằng năm, Bộ Tư pháp ủng hộ giao cho VNR vì tổng công ty vẫn là đơn vị 100% vốn nhà nước nên giao vốn cũng không trái quy định. Hơn nữa, VNR được giao quản lý, chịu trách nhiệm về hạ tầng đường sắt nên giao vốn bảo trì là phù hợp và không làm phát sinh thêm các khâu trung gian...

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
45 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
13 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
37 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
21 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
19 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
23 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.