Trong thực tế, cùng với áp lực từ đại dịch Covid-19, các nhà quan sát ngành công nghiệp này cho biết, mức giá thấp của dầu trên toàn cầu có khả năng làm tổn hại đến nguồn thu ngân sách của nhiều chính phủ, làm dấy lên làn sóng phá sản trên toàn khu vực. Đối với các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Brunei, phần lớn thu ngân sách còn phụ thuộc vào thu từ dầu.
Các nước sản xuất dầu như Indonesia và Malaysia có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Singapore cũng không tránh khỏi tác động.
"Ngành công nghiệp dầu khí không còn xa lạ với sự biến động. Nhưng với sự bùng phát của Covid-19, mọi thứ rất khác", Tan Lian Yok, Đại diện Công ty luật quốc tế K & L Gates Straits Law có trụ sở tại Singapore nói. "Điều khác biệt là hoạt động kinh doanh đang không bình thường. Bạn vẫn còn dầu trong lòng đất hoặc trong kho, nhưng nó bị kẹt, vì không ai tiêu thụ nó", ông Tan nói. "Đây là một vấn đề lớn".
Indonesia là nhà sản xuất dầu lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Bloomberg
Được hỗ trợ bởi dân số ngày càng tăng và đô thị hóa nhanh chóng, Đông Nam Á là khu vực có nhu cầu lớn đối với năng lượng, hầu hết được cung cấp bởi nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng trong một thế giới cung dầu vẫn lớn, mà nhu cầu lại giảm mạnh vì giãn cách xã hội Covid-19, các công ty dầu khí của khu vực đang đứng trước bờ vực phá sản. Trong tuần này, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu ở Mỹ đã rơi xuống mức âm.
"Các công ty dầu khí cả trong nước và quốc tế đều đã cắt giảm chi tiêu vốn. Kết quả là Indonesia, nhà khai thác dầu lớn nhất Đông Nam Á, đã cắt giảm dự báo doanh thu phi thuế từ ngành dầu khí hơn một nửa xuống còn 6,7 tỷ USD. Malaysia đang phải đối mặt với khoản lỗ dự báo lên tới 3,8 tỷ USD liên quan đến dầu mỏ vào năm 2020, chủ yếu từ thuế thu nhập dầu khí.
"Lần này, bạn gặp vấn đề ở cả hai phía cung và cầu", luật sư Melvin Chan cho biết. "Du lịch hàng không đóng băng, vận tải đã đi xuống. Đó là một cú sốc kép".
Ví dụ, trong năm 2015 và 2016, trong khi Indonesia đã sử dụng các khoản thu từ nhiên liệu, để tăng cường chi tiêu của chính phủ, thì ngày nay khó có thể làm điều tương tự vì tiêu dùng dầu đang bị cản trở.
Trong một ngành công nghiệp thâm dụng vốn và tín dụng, việc thiếu dòng tiền sẽ khiến nhiều công ty phải từ bỏ. Ở Singapore, đại gia kinh doanh dầu mỏ Thương mại Hin Leong đã nộp đơn xin lệnh hoãn 6 tháng đối với các khoản nợ trị giá 3,85 tỷ USD.
Reuters đưa tin hôm 23/4 rằng Công ty năng lượng Trung Quốc Sinopec được cho là đang để mắt tới cổ phần trong một kho chứa dầu thuộc sở hữu một phần của Hin Leong.
Ngân hàng trung ương Singapore đã nói với các ngân hàng thương mại rằng không nên mạo hiểm một cách bừa bãi, từ các lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ và dầu mỏ.
Cố vấn ngành dầu khí Singapore - Ong Eng Tong đã nói: "Ngân hàng nào dám mở tín dụng cho một công ty kinh doanh dầu mỏ vào lúc này?".
"Nhiều tác động tiêu cực sẽ theo sau căng thẳng tài chính. Chúng tôi dự báo các khoản nợ xấu (từ ngành này) sẽ tăng trong vòng 3-6 tháng tới. Bất kỳ công ty dầu khí nào đang tìm cách đẩy nợ sẽ gặp khó khăn", luật sư của King & Spalding Andrew Brereton và Merrick White nói. Một nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết thêm rằng, một số công ty ở Indonesia và Thái Lan đang xem xét trợ giúp pháp lý với các khoản nợ của họ.
"Theo cách tôi thấy, sự suy thoái này sẽ cân bằng lại thị trường, và chỉ có những người chơi cạnh tranh và mạnh về tài chính mới tồn tại được", ông nói. "Nếu không, đó là dấu chấm hết".