Báo Trung Quốc phân tích lý do điều hòa Nhật Bản luôn thống trị thị trường quốc tế, còn hàng 'nội địa' thì không

3 ngày trước
Trang tin 163 của Trung Quốc mới đây đã có bài viết phân tích thực trạng ngành điều hòa của nước này, khi liên tiếp vướng vào các nghi vấn kỹ thuật và chưa thể tạo được chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. Liệu đã đến lúc các doanh nghiệp Trung Quốc cần thay đổi tư duy để phát triển bền vững?

Theo đó, trên thị trường điều hòa Trung Quốc, các thương hiệu nội địa đã chiếm ưu thế gần 30 năm. Tuy nhiên, ẩn sau sự thống trị đó là những tranh cãi về mặt kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ biến tần. Dù nhiều lần khẳng định công nghệ máy nén biến tần đã tiệm cận trình độ Nhật Bản, thực tế dường như lại cho thấy điều ngược lại.

Nhiều video "bóc mẽ" trên các nền tảng mạng xã hội cho thấy, máy nén biến tần của một số dòng điều hòa cao cấp nội địa thực chất lại đến từ các ông lớn Nhật Bản như Toshiba, Mitsubishi, Panasonic... Trong khi đó, chỉ có các dòng điều hòa trung và thấp cấp mới sử dụng máy nén biến tần nội địa. Điều này khiến người tiêu dùng Trung Quốc không khỏi nghi ngờ về năng lực tự chủ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Báo Trung Quốc phân tích lý do điều hòa Nhật Bản luôn thống trị thị trường quốc tế, còn hàng 'nội địa' thì không - Ảnh 1

Giới chuyên gia cho rằng, máy nén biến tần của Nhật Bản thực sự tiết kiệm điện hơn và kiểm soát nhiệt độ chính xác hơn. Đây chính là lý do khiến nhiều hãng điều hòa cao cấp nội địa lựa chọn sử dụng sản phẩm của Nhật Bản. Bởi lẽ, với phân khúc khách hàng cao cấp, trải nghiệm thoải mái là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Gần đây, cuộc chiến giá cả trong ngành điều hòa tại Trung Quốc diễn ra vô cùng khốc liệt. Mức giá thấp nhất của điều hòa nội địa đã giảm xuống dưới 1.000 NDT (khoảng 3,4 triệu VNĐ), chỉ còn 999 NDT (khoảng 3,4 triệu VNĐ), mức giá thấp kỷ lục kể từ năm 2019. Điều này một phần xuất phát từ việc các doanh nghiệp internet tham gia thị trường, với tham vọng sử dụng lợi thế về giá để thay đổi cuộc chơi.

Cuộc chiến giá cả khốc liệt khiến các doanh nghiệp điều hòa Trung Quốc liên tục công kích lẫn nhau, từ đó phơi bày những bí mật trong việc cắt giảm chi phí sản xuất. Điển hình như việc sử dụng máy nén không rõ nguồn gốc, hay thay thế ống đồng bằng ống nhôm, ống sắt. Mặc dù giúp giảm giá thành sản phẩm, nhưng đồng thời cũng khiến hiệu suất làm lạnh suy giảm, tuổi thọ điều hòa giảm sút nhanh chóng.

Có ý kiến cho rằng, chính cuộc chiến giá cả triền miên là nguyên nhân khiến ngành điều hòa tại Trung Quốc khó lòng đổi mới về mặt kỹ thuật. Gần 30 năm kể từ khi thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp điều hòa nội địa liên tục đối mặt với áp lực về giá, lợi nhuận ngày càng thu hẹp. Để đảm bảo dòng tiền, họ không dám mạnh tay đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Thay vào đó, họ dường như tập trung quá nhiều vào marketing, với những chiến dịch quảng bá rầm rộ. Bởi lẽ, so với việc đầu tư cho R&D cần thời gian dài mới thu hồi vốn, marketing mang lại hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng thu lợi nhuận hơn.

Trong khi đó, các thương hiệu Nhật Bản dường như không mấy bận tâm đến cuộc chiến giá cả này. Điều hòa Panasonic vẫn giữ mức giá thấp nhất khoảng 2.900 NDT (khoảng 9,9 triệu VNĐ), còn Daikin là trên 4.000 NDT (khoảng 13,6 triệu VNĐ), đắt hơn nhiều so với mức giá chỉ từ 1.000 NDT (khoảng 3,4 triệu VNĐ) của điều hòa nội địa. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản người tiêu dùng lựa chọn điều hòa Nhật Bản, bởi họ tin tưởng vào chất lượng, khả năng tiết kiệm điện và độ bền của sản phẩm.

Ở cuối bài viết, trang tin 163 kết luận: Với lợi thế sân nhà gần 30 năm, các doanh nghiệp điều hòa Trung Quốc cần thay đổi tư duy, chú trọng hơn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực công nghệ. Bởi lẽ, khi bước ra thị trường quốc tế, luật sở hữu trí tuệ sẽ khắt khe hơn rất nhiều. Muốn cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế, điều hòa nội địa Trung Quốc không thể mãi dựa vào cuộc chiến giá rẻ, mà phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng chính chất lượng sản phẩm và công nghệ cốt lõi.

Tin mới

Drama hot nhất giới pickleball hôm nay: Hãng vợt Việt Nam nhưng dán mác "made in USA", phản hồi ra sao khi bị tố lừa dối khách hàng?
2 giờ trước
Thương hiệu vợt pickleball của Việt Nam bị tố "treo đầu dê bán thịt chó" khi gây nhầm lẫn về nơi sản xuất...
Vì sao “vua quả” Việt Nam lại thắng lớn trên thế giới, bất chấp 2 đối thủ cực mạnh ở Đông Nam Á?
2 giờ trước
Chỉ trong hai tháng, Việt Nam thu được hơn 1 tỷ USD từ việc xuất khẩu loại quả này.
Galaxy Buds3 chưa ra mắt đã được rao bán: Thiết kế gây tranh cãi
3 giờ trước
Galaxy Buds3 sẽ chính thức được ra mắt trong những ngày tới cùng Galaxy Z Fold6 và Flip6.
Lần sau vào cửa hàng mua điện thoại mà nhân viên cứ khen thứ này thì tốt nhất đừng nghe
3 giờ trước
Đôi khi, thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất tuyên bố chỉ mang đậm tính quảng cáo và không thật.
BYD khai trương nhà máy EV đầu tiên ở Đông Nam Á – Chủ tịch lập tức ca ngợi quốc gia này ‘có tầm nhìn rõ ràng về xe điện’
3 giờ trước
Có thể các mẫu xe điện của BYD sản xuất tại Thái Lan sẽ sớm được xuất khẩu sang Việt Nam để giúp hãng nhận ưu đãi thuế nhập khẩu và giảm giá thành sản phẩm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

73.373.236 VNĐ / lượng

2,390.80 USD / toz

1.44 %

+ 34.00

Bạc

SILVER

957.922 VNĐ / lượng

31.21 USD / toz

2.79 %

+ 0.85

Đồng

COPPER

261.973.214 VNĐ / tấn

466.82 UScents / lb

2.97 %

+ 13.47

Bạch kim

PLATINUM

32.029.437 VNĐ / lượng

1,043.65 USD / toz

2.98 %

+ 30.25

Nickel

NICKEL

441.415.230 VNĐ / tấn

17,341.00 USD / mt

0.72 %

+ 124.00

Chì

LEAD

56.942.845 VNĐ / tấn

2,237.00 USD / mt

0.47 %

+ 10.50

Nhôm

ALUMINUM

64.541.163 VNĐ / tấn

2,535.50 USD / mt

0.52 %

+ 13.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 6/7: Giá vàng cao nhất 1 tháng, dầu quặng sắt, cao su giảm
4 giờ trước
Giá dầu, cao su, quặng sắt kết thúc phiên giao thứ Sáu (5/7) quay đầu giảm. Trái lại, giá vàng tăng lên mức cao nhất hơn 1 tháng, đồng cũng cao nhất gần 1 tháng.
Giá vàng hôm nay 6/7: Tăng vọt sau báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới kết tuần tăng mạnh sau khi báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (NFP) tháng 6 được công bố. Trong khi đó, thị trường vàng trong nước duy trì mức ổn định.
Giá vàng hôm nay 5/7: Liên tục tăng, giá vàng nhẫn sắp "đuổi kịp" vàng miếng SJC
1 ngày trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng. Đà tăng của vàng nhẫn duy trì liên tục nhiều phiên, trong khi vàng SJC vẫn "bất động". Hiện giá vàng nhẫn đã gần "đuổi kịp" giá vàng miếng SJC.
Giá vàng nhẫn tăng vọt, cửa hàng mở bán nhỏ giọt
1 ngày trước
Gần đây, giá vàng nhẫn liên tục tăng, bám sát giá vàng miếng, nhiều người chuyển hướng sang mua nhưng các cửa hàng ở Hà Nội chỉ mở bán ít phút mỗi ngày.