Basel II và cái đích 2020

10/09/2020 10:56
Chỉ còn gần 4 tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2020, tuy nhiên mới chỉ có 18/34 ngân hàng Việt Nam đạt chuẩn Basel II. Con số này chưa đúng như kỳ vọng, cùng với đó dịch bệnh COVID-19 đang kéo lùi nhiều chỉ tiêu lớn của hệ thống ngân hàng Việt.

Tại một buổi hội thảo trực tuyến mới đây, trả lời câu hỏi của các đại biểu tham dự hội thảo về tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã ghi nhận những kết quả quan trọng. Đáng chú ý, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm về số lượng, tăng về quy mô (cả về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ), năng lực quản trị điều hành được nâng cao, tính minh bạch trong hoạt động tín dụng được cải thiện.

"Hầu hết các ngân hàng đến nay đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II, có 18 ngân hàng thương mại (NHTM) đã áp dụng trước thời hạn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định. NHNN cũng đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc triển khai trụ cột 2 của Basel II", Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Danh sách 18 NHTM đạt chuẩn Basel II gồm: VIB, Vietcombank, MB Bank, Techcombank, ACB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, VietBank, Vietcombank, VietCapitalBank, SeABank, ShinhanBank, LienVietPostBank, NamABank, Standard Chartered Việt Nam và BIDV.

Đáng chú ý, VIB là ngân hàng đầu tiên được công nhận đạt chuẩn Basel II, sau đó mới đến các tên tuổi lớn như Vietcombank, MBBank, VPBank hay BIDV cũng chỉ mới được công nhận đạt chuẩn Basel II vào cuối năm 2019, sau khi chính thức đón nhận dòng vốn từ cổ đông chiến lược KEB Hana Bank.

Basel II và cái đích 2020 - Ảnh 1.

Như vậy tới giờ này cũng chỉ mới có 2 trong số 4 ông lớn ngân hàng quốc doanh nằm trong danh sách đạt chuẩn Basel II. Hai ngân hàng còn lại là Vietinbank và Agribank thì vẫn đang "trầy trật" trên con đường tăng vốn. Thế khó của 2 ngân hàng này lâu nay đều đã được nhắc tới, với Vietinbank là đã đụng trần giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà nước, còn với Agribank lại là câu chuyện cổ phần hóa đang được đặt lên hàng ưu tiên. Chính phủ cũng đã có chủ trương, theo đó Vietinbank sẽ được phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận hai năm 2017 và 2018 để tăng vốn. Dự kiến, Vietcombank và Vietinbank sẽ được tăng vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ đồng.

Triển khai chuẩn mực Basel II được coi là giải pháp có tính chiến lược, thay đổi về chất, tạo nền tảng giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Ngay từ những năm 2014 NHNN đã phê duyệt lộ trình triển khai thực hiện Basel, lựa chọn 10 ngân hàng trong nước triển khai thí điểm Basel II, tiến tới triển khai áp dụng Basel II đối với tất cả các ngân hàng trong nước.

10 ngân hàng triển khai thí điểm Basel II gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, MSB, MBBank, Sacombank, ACB. Đồng thời, NHNN đã ban hành khung khổ pháp lý cần thiết hướng dẫn các ngân hàng thực hiện đầy đủ các trụ cột của Basel II, thể hiện tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Đề án 1058).

Thực tiễn thực thi cho thấy, các ngân hàng nhỏ lại dễ "xoay xở" hơn để đáp ứng chuẩn mực Basel II khi so với các ngân hàng lớn. Lợi thế của ngân hàng nhỏ là tái cấu trúc hoạt động và danh mục đầu tư dễ dàng hơn. Cùng với đó, để huy động một lượng vốn vừa phải cũng đơn giản hơn là huy động lượng vốn lớn để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn.

Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT-NHNN, TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro theo Basel I.

Việc triển khai Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, sự đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, năng lực thanh tra. NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN để triển khai 3 trụ cột theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II.

Bài toán về vốn vẫn đang là vướng mắc lớn để các ngân hàng đạt được yêu cầu, đáp ứng chuẩn Basel II, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán gần đây diễn biến không thuận lợi, trong khi các ngân hàng vẫn đang tập trung xử lý nợ xấu của nhiều năm trước.

Cuối năm 2019 NHNN đã phải lùi thời gian cho các ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II đến trước ngày 1/1/2023 thay vì 1/1/2021. Điều này còn trở nên khó khăn hơn khi hiện nay ngân hàng lại phải dành nguồn lực để cơ cấu lại nợ, giảm lãi, giảm phí hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19.

Dịch bệnh COVID-19 đang kéo lùi lại kế hoạch kinh doanh của nhiều ngân hàng, đa số các ngân hàng đều có chung kịch bản là giảm lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng, nợ xấu tăng. Khi dịch bệnh ảnh hưởng tới kinh tế của cả thế giới và Việt Nam thì vấn đề tăng vốn của các ngân hàng lại càng khó khăn hơn khi họ phải sớm thắt lưng buộc bụng, giảm chi phí hoạt động. Cùng với đó lợi nhuận cũng đứng trước nguy cơ tăng trưởng âm hoặc đứng ở mức thấp so  với những năm trước.

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, một số ngân hàng cho biết sẽ nỗ lực tất toán nợ xấu tại VAMC, không nhiều ngân hàng nói về yêu cầu đạt chuẩn Basel II trong năm nay. Đây có lẽ sẽ là mục tiêu quá "tham vọng" với nhiều ngân hàng nếu đặt ra trong năm nay.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng, dù khó khăn thì đây là tiến trình mà các ngân hàng phải đạt cho bằng được, không chỉ Basel II, mà tiến tới là Basel III, IV. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước phát triển đã áp dụng tới Basel III, IV. Vì vậy Việt Nam vẫn đang đi chậm trên con đường minh bạch hóa và tăng cường tính lành mạnh, ổn định của hệ thống ngân hàng.

Trên hành trình xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng lành mạnh và bền vững hơn, việc các ngân hàng đáp ứng được đầy đủ các quy định đưa ra trong Thông tư 41 và Thông tư 13 của NHNN là vô cùng quan trọng. Nếu đáp ứng và triển khai tốt được các quy định trong hai văn bản nói trên cũng có nghĩa là các ngân hàng sẽ sớm hoàn thành việc triển khai cả 3 trụ cột của Basel II.

Hiện nay mới chỉ có một số ít ngân hàng đã áp dụng cả 3 trụ cột của Basel II gồm: Vietcombank, VPBank, VIB, MSB. Điều này là đáng khích lệ, nhưng như thế là quá ít so với con số 34 ngân hàng thương mại hiện nay.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.