Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, Công trình Viettel (CTR) vẫn tăng trưởng 36% lợi nhuận trong quý 1/2020

23/04/2020 20:40
Doanh thu quý 1/2020 của CTR đạt 1.380 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước và là quý có doanh thu cao nhất lịch sử công ty.

Tổng CTCP Công trình Viettel (Mã CK: CTR) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 1.380 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước và là quý có doanh thu cao nhất lịch sử công ty. Đây là kết quả khá tích cực trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quý 1 chịu ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết nguyên đán cũng như sự bùng phát của dịch Covid-19.

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, Công trình Viettel (CTR) vẫn tăng trưởng 36% lợi nhuận trong quý 1/2020 - Ảnh 1.

Doanh thu quý 1 của CTR lớn nhất từ trước tới nay

Sự tăng trưởng doanh thu quý 1 của CTR có vai trò không nhỏ đến từ mảng bán hàng thương mại khi mang về cho công ty 225,4 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Hiện CTR đang phân phối, lắp đặt một số thiết bị điện lạnh, mạng và các thiết bị smarthome Lumi…

Trong khi đó, mảng vận hành khai thác nhà trạm và ứng cứu thông tin đạt doanh thu 766,3 tỷ đồng, tăng 33,5 tỷ đồng; Mảng xây lắp đạt doanh thu 355,2 tỷ đồng, tăng gần 21 tỷ đồng; Mảng BĐS đầu tư đạt doanh thu 3,4 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 91 triệu đồng cùng kỳ năm trước. BĐS đầu tư của CTR là các tuyến cống ngầm hóa cáp quang tại Hà Nội với tổng nguyên giá 27,1 tỷ đồng và đã khấu hao hết.

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, Công trình Viettel (CTR) vẫn tăng trưởng 36% lợi nhuận trong quý 1/2020 - Ảnh 2.

Cơ cấu doanh thu CTR

Lãi gộp trong quý 1 tăng trưởng 37% đạt 87,34 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp 6,3%, cải thiện so với mức 5,3% cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ CTR ghi nhận 6 tỷ đồng doanh thu tài chính (chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, cho vay), gấp đôi cùng kỳ năm trước. Tính tới cuối quý 1/2020, số dư tiền và tương đương của công ty là 685 tỷ đồng, chiếm 26% tổng tài sản.

Chi phí phát sinh trong kỳ chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10% lên 28,5 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của CTR đạt 64,3 tỷ đồng, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, CTR đạt 50,75 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2020, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 4 quý gần nhất của CTR đạt 3.200 đồng. Tính theo mức giá đóng cửa phiên 23/4 là 38.300 đồng/cp thì P/E của CTR hiện ở mức gần 12 lần.

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, Công trình Viettel (CTR) vẫn tăng trưởng 36% lợi nhuận trong quý 1/2020 - Ảnh 3.

Tại thời điểm cuối quý 1/2020, tổng tài sản CTR đạt 2.670 tỷ đồng, tăng 221 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 257 tỷ đồng so với đầu năm lên 815 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu từ Viettel và các thành viên trong tập đoàn.

Nguyên giá tài sản cố định tăng 25 tỷ đồng so với đầu năm lên 387,3 tỷ đồng, trong đó tăng 18,4 tỷ đồng máy móc, thiết bị và tăng 6,5 tỷ đồng phương tiện vận tải, truyền dẫn.

Triển vọng dài hạn với TowerCo

CTR là Tổng công ty của Viettel với vai trò phụ trách xây dựng, khai thác hạ tầng viễn thông của tập đoàn. Hiện nay, chiến lược phát triển kinh doanh của CTR hướng tới 4 trụ chiến lược là "Xây lắp, Vận hành khai thác, Hạ tầng cho thuê, Giải pháp tích hợp".

Trong đó, mảng vận hành khai thác hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu (chiếm 58% tổng doanh thu quý 1). Được biết trong năm 2020, CTR thực hiện vận hành khai thác tối thiểu 85% lớp mạng truy nhập của Mytel tại thị trường Myanmar.

Với mảng hạ tầng cho thuê, CTR đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành nhà đầu tư hạ tầng cho thuê (TowerCo) số 1 Việt Nam.

Việc phát triển TowerCo hiện được đánh giá là xu thế tất yếu bởi các nhà mạng đang dần từ bỏ sở hữu các tài sản cố định để tập trung đầu tư vào các hoạt động cốt lõi. Các lĩnh vực cho thuê hạ tầng có thể kể tới như cho thuê hạ tầng trạm BTS, hạ tầng ngầm quá, hạ tầng năng lượng cho thuê, hạ tầng phủ sóng tòa nhà, thuê sợi cáp quang. Về dài hạn, phát triển hạ tầng cho thuê là hướng đi phù hợp với nhu cầu phát triển hạ tầng viễn thông, 4G, 5G, IoT tại Việt Nam.

Theo báo cáo đến cuối quý 1/2020, CTR ghi nhận 6,4 tỷ đồng doanh thu nhận trước hạ tầng cho thuê, tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Dù con số doanh thu hạ tầng cho thuê còn khá khiêm tốn nhưng đây là những con số đáng khích lệ cho mảng kinh doanh mới.

Bất chấp ảnh hưởng Covid-19, Công trình Viettel (CTR) vẫn tăng trưởng 36% lợi nhuận trong quý 1/2020 - Ảnh 4.

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
5 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
7 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
8 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
9 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
9 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.