Sau nhiều năm, danh sách tỷ phú của Forbes giờ đây không chỉ có một chủ doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện nay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã trở thành nơi sản sinh ra nhiều triệu phú cả Mỹ. Và điều đó có nghĩa là khi có nhiều người tiêu dùng hơn, nhiều nhà đầu tư cũng sẽ xuất hiện ở đây hơn.
Khi NBA nói rằng họ đang mất tiền vì sự hỗn loạn ở Trung Quốc gây ra bởi một dòng tweet ủng hộ Hồng Kông, họ không đơn độc. Các tổ chức của Mỹ trung thành với Trung Quốc ở một mức độ nào đó bởi vì họ đã xây dựng các mô hình kinh doanh dựa trên nó. Các nhà đầu tư thích điều này bởi Trung Quốc đang ngày trở nên giàu có, và điều này tốt cho thị trường, tốt cho các công ty tập trung vào người tiêu dùng và các dịch vụ tài chính phục vụ cho họ.
Lần đầu tiên, Trung Quốc hiện có nhiều thành viên thuộc nhóm các cá nhân có tài sản ròng cao nhất toàn cầu hơn so với Mỹ (100 triệu và 99 triệu), theo Báo cáo Tài sản Toàn cầu của Viện nghiên cứu Credit Suisse được công bố trong tuần này.
Nhóm sở hữu tài sản ròng lớn bao gồm những người kiếm được từ ít nhất 100.000 USD đến 1 triệu USD và thậm chí hơn thế. Nhóm này sở hữu 38,9% tổng tài sản của thế giới. Những người sở hữu giá trị tài sản lớn hơn 1 triệu USD chiếm 43,9% tài sản của thế giới, theo báo cáo cho biết.
Sự giàu có của toàn cầu đã tập trung quanh Trung Quốc và Mỹ trong suốt 10 năm qua. Năm 2018, Mỹ đã nới rộng mức tăng không có điểm dừng của tài sản, bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mỹ chiếm khoảng 40% số triệu phú USD trên toàn thế giới, và 40% trong số nằm trong top 1% giàu nhất toàn cầu.
Sự giàu có ở Trung Quốc bắt đầu từ một cơ sở thấp hơn nhiều nhưng tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh ngạc khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa cho ngành sản xuất của Mỹ vào những năm 1970. Mọi thứ thực sự bắt đầu khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ ngay sau đó và thành công rực rỡ và chỉ mới chậm lại gần đây. Và mặc dù tăng trưởng chậm lại, sự giàu có vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Do đó, Trung Quốc đã thay thế châu Âu trở thành nguồn chính đóng góp vào tăng trưởng tài sản toàn cầu, và thay thế Nhật Bản trở thành quốc gia có số triệu phú nhiều thứ hai sau Mỹ. Năm nay, cuối cùng quốc gia này đã vượt qua Mỹ một phần là nhờ vào quy mô dân số khổng lồ.
Từ năm 2000, tổng tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc đã tăng từ 3,7 nghìn tỷ USD lên 63,8 nghìn tỷ USD, gấp hơn 17 lần. Tích lũy tài sản của Trung Quốc trên đầu người cao hơn ba lần so với hầu hết các quốc gia khác.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ vững vị thế của mình trước sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy này. So với phần còn lại của thế giới, tỷ lệ người trưởng thành có tài sản trên 100.000 USD ở Mỹ là rất cao. Tỷ lệ người Mỹ với mức tài sản lớn hơn thậm chí còn gây ấn tượng hơn, theo các tác giả viết trong báo cáo của Credit Suisse.
Mỹ sở hữu nhiều người nằm trong nhóm giàu top 1% toàn cầu và hiện chiếm 40% tổng số các triệu phú thế giới. Số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng trên 50 triệu USD cao gấp khoảng bốn lần so với quốc gia ở vị trí thứ 2 là Trung Quốc.
Tài sản của mỗi người trưởng thành ở Mỹ cao hơn khoảng 45% so với mức năm 2006. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng chậm hơn của thị trường chứng khoán trong năm qua và sự giảm giá mạnh trong lĩnh vực bất động sản, tài sản trung bình của một người Mỹ trưởng thành chỉ tăng 3% trong 12 tháng tính đến giữa năm 2019, so với mức tăng trung bình hàng năm là 5% trong năm năm trước.
Các nhà đầu tư Mỹ đã trở nên giàu có hơn trong năm năm qua nhờ vào thị trường chứng khoán ngày một tăng trưởng. Những người có tiền trên thị trường thông qua tài khoản môi giới trực tuyến hoặc IRA đã chứng khiến các khoản đầu tư vào S&P 500 tăng 51,7% trong năm năm qua. Nasdaq cũng tăng 80,42%.
Các nhà đầu tư Trung Quốc không may mắn như thế. Nếu không, họ đã có thể đã thêm rất nhiều cái tên vào danh sách triệu phú và vượt xa con số đạt được trong năm nay.
Chỉ số CSI-300 của Trung Quốc tăng 39,15% trong năm năm qua, trong khi MSCI Quốc tăng 20,7% và Hang Seng tăng khoảng 9%, ít hơn nhiều so với mức tăng tại Mỹ.
Tuy vậy, Trung Quốc sẽ không ngừng phát triển.
Trung Quốc đã đi một chặng đường dài, từ là chỗ tập trung nguồn lao động giá rẻ và sản xuất hàng loạt cho đến vị thế của một quốc gia mà các tập đoàn khổng lồ "không thể phớt lờ" khi tìm cách mở rộng phạm vi toàn cầu cho thương hiệu của họ.
Phố Wall luôn muốn có mặt tại đây, thông qua các ngân hàng lớn ở New York nằm phục vụ các nhà đầu tư Trung Quốc ở Trung Quốc đại lục, như Goldman Sachs đang làm, hoặc đưa nguồn vốn đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc với hy vọng chiếm được một phần của cải Trung Quốc cho các nhà đầu tư của họ.