Bất chấp Covid, 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021

08/01/2022 15:02
5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020 là Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Hôm nay (8/1), Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, Tổng công ty.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, nhiều thị trường bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận, thậm chí thua lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thành công "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, về cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước. 

Bất chấp Covid, 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021 - Ảnh 1.

19 tập đoàn, Tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn hoàn thành kế hoạch về doanh thu

Cụ thể, theo báo cáo, tổng doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 99% kế hoạch (821.295 tỷ đồng, bằng 108% so với năm 2020); tổng lợi nhuận trước thuế ước vượt 70% kế hoạch (34.179 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2020); tổng nộp ngân sách ước vượt 27% kế hoạch (62.443 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2020). 

Bất chấp Covid, 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021 - Ảnh 2.

Trong đó, 13/19 tập đoàn, tổng công ty  hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 tập đoàn, tổng công ty  hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách ; 5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020 ; 4 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020. 

Một số tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, đạt lợi nhuận vượt trội so với những năm trước (Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam).

Các tập đoàn có kết quả kinh doanh vượt trội so với cùng kỳ 2020:

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 40.698 tỷ đồng, bằng 238,6% kế hoạch năm và bằng 204,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 18.408 tỷ đồng, bằng 181,1% so với kế hoạch năm và bằng 119,6% so với cùng kỳ. 

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 2.869 tỷ đồng, bằng 303,9% so với kế hoạch năm và bằng 574,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 230 tỷ đồng, trong khi kế hoạch giao 1 tỷ đồng và năm 2020 lỗ 824 tỷ đồng. 

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.726 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm là lỗ 1.217 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 2.160 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 193 tỷ đồng trong khi kế hoạch năm là lỗ 951 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước lỗ 1.119 tỷ đồng. 

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 3.820 tỷ đồng, bằng 113,7% kế hoạch năm và bằng 271,1% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 1.860 tỷ đồng, bằng 103.3% kế hoạch năm và bằng 180,89% so với cùng kỳ. 

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước: Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 9.375 tỷ đồng, bằng 284% kế hoạch năm và bằng 143% so với cùng kỳ.

Bất chấp Covid, 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021 - Ảnh 3.

Các tập đoàn có kết quả kinh doanh vượt trội so với cùng kỳ 2020

05 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam.

05 tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Bất chấp Covid, 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Uỷ ban quản lý vốn hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021 - Ảnh 4.

4 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020:

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách hợp nhất ước đạt 102.800 tỷ đồng, bằng 165% so với kế hoạch, bằng 124% so với năm 2020, nộp ngân sách Công ty mẹ 20.097 tỷ đồng, bằng 138% kế hoạch, bằng 108% so với năm 2020;

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nộp ngân sách hợp nhất ước đạt 18.454 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, bằng gần 100% so với năm 2020, nộp ngân sách Công ty mẹ ước đạt 9.200 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch, bằng 114% so với năm 2020; 

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nộp ngân sách hợp nhất ước đạt 5.408 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, nộp ngân sách Công ty mẹ ước đạt 4.115 tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch; 

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nộp ngân sách Công ty mẹ ước đạt 9.452 tỷ đồng, bằng 286% kế hoạch, bằng 117% so với năm 2020.

Về đầu tư phát triển: Các tập đoàn, tổng công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch. Một số tập đoàn, tổng công ty có giá trị đầu tư thực hiện khá lớn là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 5.095 tỷ đồng (97,2% kế hoạch), Tổng công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 6.245 tỷ đồng (79,1% kế hoạch), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ước đạt 6.895 tỷ đồng (70% kế hoạch), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ước đạt 3.235 tỷ đồng (65% kế hoạch), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 19.600 tỷ đồng (44% kế hoạch). Trong đó, nổi bật là: Triển khai một số dự án trọng điểm về năng lượng (các dự án Nhà máy: Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I); một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không (Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên).

Bên cạnh các kết quả đạt được, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty như một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ triển khai và giải ngân, công tác thanh quyết toán các dự án XDCB kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. 

Tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đều thấp hơn so với kế hoạch do phải giãn, hoãn tiến độ triển khai, thanh toán các dự án để tập trung nguồn lực ứng phó ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra. Sắp xếp lại nhà, đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc. 

Một số tập đoàn, tổng công ty chưa thực hiện chế độ báo cáo theo đúng hạn định, đặc biệt là đối với các báo cáo tài chính và giám sát tài chính.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
9 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
30 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
6 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
54 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.