Bất chấp đại dịch, vốn ngoại vẫn “đổ về” startup Việt, tiếp tục vươn lên tạo đà bứt phá trong năm 2022

26/05/2022 15:45
COVID-19 mang lại nhiều khó khăn cho các startup và hạn chế cho các quỹ đầu tư trong việc thẩm định và lựa chọn startup để đầu tư. Song đó cũng là cơ hội để nhà đầu tư đánh giá được sự bền bỉ của đội ngũ sáng lập và sự nhanh nhạy trong việc chuyển mình và thích ứng của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, làn sóng Covid-19 thứ tư khiến nhiều doanh nghiệp SME điêu đứng, tìm lối thoát giữa đại dịch. Song hạn chế từ lệnh giãn cách xã hội lại là yếu tố giúp thúc đẩy sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và nền kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội của người dân.

Theo nhận định của quỹ đầu tư mạo hiểm Singapore Golden Gate Ventures, Việt Nam là 'ngôi sao đang lên' trong lĩnh vực khởi nghiệp tại Đông Nam Á và sẽ trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba khu vực vào năm 2022.

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, thị trường phục hồi nhanh chóng với tổng số vốn đầu tư trong năm 2021 đạt 1,3 tỷ USD với hơn 1.300 thương vụ thành công. Đây cũng là một năm nổi lên của các startups Thương mại điện tử, Food & Beverage, logistics,…với những kết quả tăng trưởng ấn tượng tiêu biểu có thể kể đến như Giao Hàng Nhanh, Tiki, The Coffee House,…

Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 2 con số

Ông Ngô Đình Đạt - Giám đốc điều hành Quỹ ITI Fund (itifund.com) nhận định, mặc dù gây nhiều ảnh hưởng đáng kể, dịch bệnh cũng không "làm khó" được sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Trong khoảng 1 năm trở lại đây, đã có thêm 60 triệu khách hàng mới sử dụng internet để thực hiện giao dịch online tại Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực với quy mô dự kiến sẽ tăng gấp 3 vào năm 2025 - gần 40 tỷ USD. Nhờ đó, quy mô ngành e-logistic (ngành giao nhận thương mại điện tử) ước tính sẽ đạt 15,9 tỷ đơn vào năm 2030.

Bất chấp đại dịch, vốn ngoại vẫn “đổ về” startup Việt, tiếp tục vươn lên tạo đà bứt phá trong năm 2022 - Ảnh 1.

Với Giao Hàng Nhanh (GHN), quý I vừa qua tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 2 con số, duy trì bộ máy phục vụ hơn 300.000 khách hàng đang kinh doanh online và đảm bảo công ăn việc làm cho gần 15.000 nhân viên toàn quốc.

CEO GHN Lương Duy Hoài nhận định: “Tốc độ của GHN vẫn luôn trong top đầu toàn thị trường Việt Nam”. Cụ thể, trước đây đơn vị này chỉ tập trung vào những sàn thương mại điện tử lớn và chỉ mới bước chân vào thị trường SME (thị trường kinh doanh online trên các nền tảng khác) trong khoảng 2-3 năm gần đây. Với nỗ lực vận hành trong quý đầu năm, bên cạnh việc vẫn giữ vững vị thế tại các sàn thương mại điện tử lớn, thị phần GHN tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với các khách hàng SME.

Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, cách đây 1 năm GHN chỉ mới ở vị trí thứ 4, hiện đã vươn lên vị trí thứ 2 ở thị trường này về lượng đơn hàng xử lý mỗi ngày.

Biến nguy thành cơ trong đại dịch

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử với nhiều "gã khổng lồ" nước ngoài chiếm lĩnh phần lớn thị phần, việc các nhà đầu tư chọn rót vốn vào doanh nghiệp Việt phần nào thể hiện sự tin tưởng của họ vào nội lực mạnh mẽ của các startup Việt Nam; đồng thời góp phần khẳng định tiềm năng thu hút nguồn vốn toàn cầu của doanh nghiệp Việt.

Tiki là một trong số đó khi thành công nhận về tổng cộng 258 triệu USD từ vòng gọi vốn series E. Đây được xem là một trong những deal gọi vốn lớn nhất tại Việt Nam được chính thức công bố cho đến thời điểm hiện tại, nâng giá trị startup tiệm cận ngưỡng kỳ lân bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch.

Bên cạnh công bố tổng giá trị đầu tư, Tiki đã hé lộ những cột mốc đạt được trong năm 2021, đặc biệt là các sản phẩm và dịch vụ nổi trội của doanh nghiệp. Trong Quý III/2021, dịch vụ giao thực phẩm tươi sống TikiNGON đã lập kỷ lục tăng trưởng khoảng 2.000% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng hội viên sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh TikiNOW 2h cũng tăng gấp ba lần.

Bên cạnh đó, sau dịch, nhận thấy sự phục hồi hoạt động của những doanh nghiệp và nhu cầu đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh online để thích nghi với xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện tại và giới trẻ, Haravan đã liên tục đưa ra những giải pháp thiết thực để đồng hành cùng nhà kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ. Đầu năm 2022, Haravan hợp tác với TechCombank & Kbank để cho ra mắt giải pháp vay kinh doanh nhanh, duyệt vay trong 24h-48h, phục vụ nhu cầu cho hoạt động quảng cáo, bán hàng, nhập hàng của nhà kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ.

Bất chấp đại dịch, vốn ngoại vẫn “đổ về” startup Việt, tiếp tục vươn lên tạo đà bứt phá trong năm 2022 - Ảnh 2.

Haravan được Hiệp Hội Thương Mại Tử Việt Nam ghi nhận là giải pháp tốt nhất cho bán hàng đa kênh 2021

Song song đó, Haravan cũng phối hợp với Google phát triển giải pháp công nghệ cho việc quảng cáo Google tự động bằng AI và có chính sách ưu đãi đến 5,6 triệu ngân sách quảng cáo cho mỗi nhà kinh doanh, giúp tăng đơn hàng, thương hiệu, đồng thời giúp giảm chi phí, nhân sự triển khai.

Mới đây nhất trong tháng 5/2022, Facebook và Haravan công bố tính năng “thông báo định kỳ cho khách hàng của Fanpages" giúp cho nhà kinh doanh online có thể dễ dàng chăm sóc và bán lại cho khách hàng một cách tự động và chốt đơn hiệu quả. Mục tiêu năm 2022 của Haravan là tăng trưởng 200% doanh số và số lượng nhà kinh doanh sử dụng các giải pháp bán hàng đa kênh, tạo bước đà mạnh mẽ khi tiến ra khu vực Đông Nam Á trong 2023.

Sau đại dịch, không chỉ số lượng giao dịch thương mại tăng lên cùng với giá trị đơn hàng bán lẻ, mà số lượt khách hàng đến điểm bán lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ... cũng đang tăng lên và trở lại mức như bình thường trước thời điểm giãn cách xã hội. Nhân tố “níu chân” khách hàng chính là chất lượng sản phẩm cũng như việc hoàn chỉnh trải nghiệm khách hàng ở tại cửa hàng cũng như khâu giao vận. Và một trong những tên tuổi ngành F&B đại diện cho sự bứt phá hậu Covid-19, thu hút được lượng khách hàng tăng trưởng trở lại là The Coffee House với loạt chiến dịch “lột xác” sản phẩm.

Cụ thể trong quý 2 và quý 3/2021, The Coffee House đã cho ra mắt các sản phẩm cà phê hòa tan, cà phê lon uống liền, chai fresh, các gói subcription mua hàng theo gói. Các sản phẩm không chỉ được bán thông qua các kênh app, web của Nhà mà còn tại các cửa hàng tiện lợi mà còn trên, sàn thương mại điện tử, duy trì sự tương tác với các khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội.Cuối năm 2021, The Coffee House ra mắt mô hình mới The Coffee House Now mang đến cho khách hàng trải nghiệm tiện lợi, an toàn, hiện đại để luôn sẵn sàng thưởng thức món nước thơm ngon và dịch vụ chất lượng.

Bất chấp đại dịch, vốn ngoại vẫn “đổ về” startup Việt, tiếp tục vươn lên tạo đà bứt phá trong năm 2022 - Ảnh 3.

Sau đại dịch, đến tháng 4/2020, 100% các cửa hàng của chuỗi này ở cả nước đã mở cửa trở lại và hơn 90% đều đã có EBITDA dương ở cấp độ cửa hàng. Nhà Cà phê cũng liên tục mở mới, nâng cấp các cửa hàng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ nhất phải kể đến màn ra mắt cực ấn tượng Bộ sưu tập Khởi Đầu Sung và Hi-Tea Healthy trong quý 1 và quý 2/2022. Hai bộ sưu tập mới xác lập doanh thu kỷ lục với mức tăng trưởng 10 đến 15% mỗi tháng. Mỗi ngày tại The Coffee House có hơn 10.000 ly nước được bán ra trên khắp cả nước, có lúc đỉnh điểm hơn 20.000 ly nhờ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Bất chấp đại dịch, vốn ngoại vẫn “đổ về” startup Việt, tiếp tục vươn lên tạo đà bứt phá trong năm 2022 - Ảnh 4.

Theo kế hoạch trong năm 2022, The Coffee House đang trên đà trở lại với việc mở mới các cửa hàng trên toàn quốc mang đến một "Nhà thật gần" cho khách hàng đến hẹn hò, làm việc hoặc thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Đồng thời tăng cường phát triển và hợp tác với các nền tảng app The Coffee House, Website, Call Center, ứng dụng giao đồ ăn (Grab, ShopeeFood, Gojek...).

https://cafef.vn/bat-chap-dai-dich-von-ngoai-van-do-ve-startup-viet-tiep-tuc-vuon-len-tao-da-but-pha-trong-nam-2022-2022052615513944.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.