Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm "đỡ giá" giữa lúc nước sôi lửa bỏng

16/11/2022 10:11
Chứng khoán Việt Nam đang trải qua chuỗi phiên rớt giá mạnh, nhiều cổ phiếu giảm tới 20-40% một cách chóng vánh. Nếu xét từ vùng đỉnh hồi đầu năm thì thị giá thậm chí mất đến 70-80%.

Giữa bối cảnh thị trường chứng khoán giảm sâu, một số doanh nghiệp đã lên kế hoạch mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, thậm chí nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng tung tiền "bắt đáy".

Động thái sớm nhất ghi nhận trong đầu tháng 11, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) đã công bố chốt danh sách cổ đông để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường. Nội dung đáng chú ý là việc KBC xin ý kiến về việc mua vào cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, tăng giá trị cổ phiếu.

KBC cho rằng điều này nhằm đem lại lợi ích chính đáng cho cổ đông khi tình hình thị trường chứng khoán khó lường, giá cổ phiếu xuống thấp gây thiệt hại cho cổ đông. Việc mua vào lượng lớn cổ phiếu là động thái tích cực khi công ty có dòng tiền tốt.

Về cổ phiếu KBC, thị giá chốt phiên 15/11 bất ngờ tăng nhẹ lên mức 15.000 đồng/cp. tuy nhiên mức tăng không thấm vào đâu so với đà giảm trước đó của cổ phiếu này. Quãng giảm sâu bắt đầu từ tháng 8, tới nay thị giá KBC đã bay hơn 60% chỉ sau hơn 3 tháng, Thậm chí nếu so với vùng đỉnh hồi tháng 1/2022, thị giá của cổ phiếu đã giảm gần 70%.

Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm đỡ giá giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 1.

Tương tự, trước đà giảm sâu của giá cổ phiếu, trong thông báo mới nhất gửi cổ đông, CTCP Phú Tài (mã chứng khoán: PTB) đã lấy ngày 25/11 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến dự kiến tháng 12/2022 đến tháng 1/2023. Nội dung lấy ý kiến liên quan về việc mua lại cổ phiếu quỹ. Hiện, Công ty chưa thông báo kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ cụ thể.

Hiện thị giá mã PTB đã giảm gần 61% kể từ vùng đỉnh hồi đầu tháng 4. Bốn phiên gần nhất thị giá đều đóng cửa giảm điểm, thậm chí giảm sàn, chốt phiên 15/11 xuống 36.000 đồng/cp.

Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm đỡ giá giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 2.

Tại Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần (mã chứng khoán: IDC) , doanh nghiệp vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, nội dung là thông qua phương án mua lại cổ phiếu IDC làm cổ phiếu quỹ và giảm vốn điều lệ.

Trên thị trường, thị giá IDC đang trong quãng giảm sâu, ba phiên liên tiếp giảm sàn trắng bên mua. Hiện giá cổ phiếu IDC đã trôi về vùng đáy 15 tháng, đạt 26.200 đồng/cp, tương ứng mất 60% kể từ cuối tháng 8/2022. Còn nếu so với đỉnh lịch sử hồi tháng 11 năm ngoái thì thị giá đã bay hơi gần 70% giá trị sau 1 năm.

Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm đỡ giá giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 3.

Một ngân hàng thương mại là VPBank (mã chứng khoán: VPB) trong thông báo mới đây cũng đang triển khai lấy ý kiến cổ đông việc mua lại cổ phiếu quỹ, thời gian đăng ký cuối cùng là 18/11/2022. Theo VPBank, việc mua lại cổ phiếu là một trong các công cụ có hiệu quả trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến tiêu cực như giai đoạn vừa qua. Việc này cũng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả cổ đông khi thị trường bình ổn, vượt qua khủng hoảng và VPBank hoàn toàn có thể thực hiện mua cổ phiếu quỹ để mang lại lợi ích cho nhà đầu tư trong dài hạn.

Dự kiến sau khi chốt danh sách và xin ý kiến cổ đông, VPBank sẽ có thông tin cụ thể hơn với nhà đầu tư, bao gồm cả khối lượng và phương án mua để tiến hành khi điều kiện thị trường cho phép.

Có doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ với giá mua vào gấp đôi thị giá

Ngoài những doanh nghiệp rục rịch mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán: SIP)  là doanh nghiệp mới nhất đã mua xong cổ phiếu quỹ. Số lượng mua vào là 2 triệu đơn vị, thời gian từ 20/10 đến 10/11. Tổng vốn bỏ ra là hơn 209 tỷ đồng (chưa bao gồm phí giao dịch), tương ứng giá bình quân đạt 104.711 đồng/cp; trong đó gần 159 tỷ đồng được trích từ quỹ đầu tư phát triển.

SIP mua vào cổ phiếu quỹ khi thị giá mã chứng khoán này đã giảm gần 62% kể từ cuối tháng 8 tới nay. Trong 15 phiên gần nhất, cổ phiếu này đã giảm mạnh và kết phiên 15/11 chỉ còn 54.400 đồng/cp.

Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm đỡ giá giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 4.

Công cụ "đỡ giá" không còn dễ sử dụng

Trên thực tế, hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ trước đây được các doanh nghiệp xem như "phao cứu sinh" mỗi khi giá cổ phiếu giảm sâu. Giai đoạn thị trường giảm mạnh đầu 2020 do sự xuất hiện của Covid-19, đã có tới hơn 40 doanh nghiệp tung tiền mua lại hơn 280 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương ứng chi ra trên 4.000 tỷ đồng khi thị trường giảm tới 30% trong 1 tháng.

Tuy nhiên hiện tại, quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động này đã tạo ra cánh cửa ngăn cách hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Chứng khoán 2019 và Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực với các quy định thắt chặt hơn, thủ tục pháp lý phức tạp hơn như doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ bắt buộc phải hủy số lượng cổ phiếu quỹ đã mua, giảm vốn điều lệ; hay buộc phải lấy ý kiến cổ đông giảm vốn điều lệ mới được mua cổ phiếu quỹ.

Đây là điểm hạn chế lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi vốn điều lệ vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp; việc phải xin ý kiến cổ đông cũng khiến các doanh nghiệp không thể nhanh chóng sử dụng "công cụ" mua cổ phiếu quỹ như trước đây. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng không được phát hành tăng vốn trong 6 tháng sau khi mua cổ phiếu quỹ, làm giảm tính linh hoạt trong chiến lược huy động vốn.

Chính bởi những lý do này nên gần như trong suốt quãng giảm sâu từ vùng đỉnh tháng 4/2022 tới nay, không có doanh nghiệp nào tiến hành mua cổ phiếu quỹ. Việc rục rịch mua vào gần đây cũng phần nào khiến thị trường cảm thấy bất ngờ.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến khả năng thực hiện lời hứa mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp, khi mà bối cảnh hiện tại dòng tiền không phải phải quá dồi dào đối với tất cả và chi phí sử dụng vốn đang tăng mạnh.

Lãnh đạo cũng mạnh tay chi tiền mua vào cổ phiếu khi thị giá giảm sâu

Ngoài việc doanh nghiệp chấp nhận giảm vốn điều lệ để "cứu giá" cổ phiếu, một số lãnh đạo cũng dự kiến chi cả nghìn tỷ để mua vào cổ phiếu trong bối cảnh thị giá giảm không có lực đỡ.

Tiêu biểu là ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT P hát triển Đô thị Kinh Bắc đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC. Thời gian giao dịch dự kiến giữ nguyên từ ngày 15/11 đến ngày 14/12/2022. Ước tính vị Chủ tịch này sẽ khoảng 370 tỷ đồng để mua thành công số lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Một vị Chủ tịch khác là ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã: DGC ) cũng vừa đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu DGC nhằm tăng sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 17/11 đến 16/12/2022, ước tính giao dịch sẽ giá trị khoảng gần 60 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu DGC đã có 4 phiên giảm sàn tiếp, rơi xuống mức đáy 14 tháng, chốt phiên 15/11 đạt 53.200 đồng/cp tương ứng giảm 61% từ đỉnh hồi tháng 6 năm nay.

Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm đỡ giá giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 5.

Hay tại Novaland (mã chứng khoán: NVL) , cổ phiếu liên tục giảm sàn trong hơn 1 tuần gần đây, dư bán giá sàn hơn 60 triệu cổ phiếu mỗi phiên, lao dốc % giá trị. Tuy nhiên giữa bối cảnh ấy, ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch NovaGroup đã , chi khoảng 129 tỷ đồng mua vào thành công 2 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 14/10 đến ngày 3/11/2022.

Cũng có động thái tương tự là ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) cũng báo cáo hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu trong vòng từ ngày 27/10 đến 25/11, trong bối cảnh thi cổ phiếu DXG liên tục giảm sâu. Kể từ mức đỉnh 46.750 đồng/cp cuối tháng 3, DXG hiện đã về vùng đáy giá 2 năm, chỉ còn 8.530 đồng/cổ phiếu.

Làn sóng mua vào cổ phiếu từ hàng loạt lãnh đạo cũng được ghi nhận tại Thế giới di động (mã chứng khoán: MWG) . Cụ thể, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG, ông Trần Huy Thanh Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT đồng loạt đăng ký mua 500 nghìn cổ phiếu MWG. Tiếp đó, ông Đặng Minh Lượm - Thành viên HĐQT đăng ký mua 100 nghìn cổ phiếu MWG, ông Vũ Đăng Linh – Giám đốc Tài chính đăng ký mua 60 nghìn cổ phiếu MWG để tăng lượng cổ phiếu nắm giữ.

Trên thị trường, cổ phiếu MWG ghi nhận nhịp giảm mạnh, thị giá trên đà giảm mạnh xuống vùng giá thấp nhất kể từ tháng 3/2021, chốt phiên 15/11 giảm sàn xuống 37.850 đồng/cp, tương ứng mất giá gần 50% trong vòng 3 tháng.

Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm đỡ giá giữa lúc nước sôi lửa bỏng - Ảnh 6.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.