Bất chấp khó khăn chung, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 43.700 tỷ đồng trong năm 2018

29/12/2018 15:47
Khối ngoại chỉ tập trung mua mạnh thông qua phương thức thỏa thuận nhưng lại bán ròng khớp lệnh nên đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến thị trường đi xuống trong năm 2018.

Thị trường kết thúc năm 2018 với việc tất cả các chỉ số thị trường đều tăng trưởng âm. VN-Index chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018 ở mức 892,54 điểm, giảm 91,7 điểm (-9,32%) so với cuối năm 2017. HNX-Index cũng giảm 12,63 điểm (-10,81%) xuống chỉ còn 104,23 điểm. UPCoM-Index có mức giảm khiên tốn nhất là 3,79% xuống 52,83 điểm.

Biến động của thị trường trong năm qua là rất lớn, VN-Index đã lập đỉnh lich sử mọi thời đại 1.204,33 điểm vào ngày 9/4/2018, nhưng kể từ đó, thị trường đã liên tục lao dốc và hình thành xu hướng đi xuống trong phần còn lại của năm. Như vậy, nếu tính từ đỉnh lịch sử thì VN-Index đã mất đến 25,9%.

Bất chấp những diễn biến xấu của thị trường chung, khối ngoại vẫn ‘rót’ vốn kỷ lục vào thị trường của chúng ta. Tính trên cả ba sàn niêm yết, khối ngoại mua vào 5,75 tỷ cổ phiếu, trị giá 285.250 tỷ đồng, trong khi bán ra 5,33 tỷ cổ phiếu, trị giá 241.508 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt khoảng 421 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt trên 43.700 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại tập trung mua ròng ở sàn HoSE và UPCoM, nhưng lại bán ròng ở sàn HNX.

Bất chấp khó khăn chung, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 43.700 tỷ đồng trong năm 2018 - Ảnh 1.

Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 43.705,5 tỷ đồng (tăng đến 64% so với năm 2017), tương ứng khối lượng mua ròng khoảng 482,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại sàn HoSE năm 2018 đó là việc khối này đẩy mạnh mua cổ phiếu thông qua phương thức thỏa thuận. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng khoảng 60 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận, như vậy nếu tính về khớp lệnh trên sàn thì khối ngoại đã bán ròng tương đối mạnh, đạt khoảng trên 16 tỷ đồng. Do bản chất các giao dịch khớp lệnh ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu nên đây cũng có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến thị trường đi xuống ở năm 2018.

Bất chấp khó khăn chung, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 43.700 tỷ đồng trong năm 2018 - Ảnh 2.

Năm 2018 là khoảng thời gian thị trường chứng kiến một số cổ phiếu lớn lên sàn như VHM, HDB… và các cổ phiếu này đều hút dòng tiền ngoại rất tốt. VHM là cái tên gây sự chú ý lớn nhất cho nhà đầu tư và cũng là cái tên giúp TTCK Việt Nam có phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên kể từ ngày thành lập. Ngày 18/5, VHM thiết lập một kỷ lục khi được khối ngoại mua ròng thỏa thuận 248,9 triệu cổ phiếu, trị giá 28.548 tỷ đồng . Tính chung cho cả năm 2018, VHM được khối ngoại mua ròng 224 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 25.978 tỷ đồng. ‘Tân binh’ tiếp theo cũng được khối ngoại mua ròng mạnh đó là HDB với giá trị đạt 2.330 tỷ đồng. Cũng không thể không nhắc đến một cái tên mới khác đó là YEG với giá trị mua ròng là 2.578,6 tỷ đồng.

Cổ phiếu MSN được khối ngoại mua ròng mạnh 13.298 tỷ đồng sau khi bị bán ròng khoảng 1.166 tỷ đồng ở năm 2017. Trong khi đó, VRE vẫn là một cái tên ưu thích của nhà đầu tư ngoại khi tiếp tục được mua ròng 3.843 tỷ đồng ở năm 2018.

Cổ phiếu công ty mẹ của VHM là VIC bị khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 10.000 tỷ đồng, giá trị này gấp khoảng 8,7 lần so với năm 2017. VJC là cái tên tiếp theo bị khối ngoại bán ròng mạnh với 2.511 tỷ đồng. ‘Khẩu vị’ của khối ngoại cũng có nhiều sự thay đổi và điểm đáng chú ý tiếp theo đó là HPG, cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng gần 2.000 tỷ đồng diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với năm trước. Tương tự, từ vị trí được khối ngoại săn đón nhất năm 2017 thì VNM lại bị bán ròng khoảng 1.600 tỷ đồng trong năm 2018.

Bất chấp khó khăn chung, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 43.700 tỷ đồng trong năm 2018 - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 2.000 tỷ đồng (gấp khoảng 6,2 lần so với giá trị bán ròng của năm 2017), tương ứng khối lượng bán ròng là 101 triệu cổ phiếu.

Bất chấp khó khăn chung, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 43.700 tỷ đồng trong năm 2018 - Ảnh 4.

Sau khi bị bán ròng khá mạnh ở năm 2017 thì SHB đã được gom trở lại và đứng đầu danh sách mua ròng sàn HNX năm 2018 với 352 tỷ đồng. VPI vẫn được khối ngoại ưa thích khi mua ròng 267 tỷ đồng. Tương tự như SHB thì PVS cũng được khối ngoại quan tâm trở lại trong năm 2018 và mua ròng 262 tỷ đồng.

Trong khi đó, VGC bất ngờ bị bán ròng lên đến 1.057 tỷ đồng, năm 2017 cổ phiếu này được mua ròng khoảng 247 tỷ đồng. VCG và TAG là hai cái tên tiếp theo bị khối ngoại bán ròng mạnh với 867,7 tỷ đồng và 272 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng khoảng 2.641 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 39,77 triệu cổ phiếu.

Bất chấp khó khăn chung, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 43.700 tỷ đồng trong năm 2018 - Ảnh 5.

Các ‘tân binh’ của UPCoM như VEA, POW, VTP và BCM nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó VEA đứng đầu danh sách mua ròng sàn này với giá trị lên đến 938,8 tỷ đồng. Tiếp sau đó, POW và VTP được mua ròng lần lượt 665 tỷ đồng và 568,7 tỷ đồng. Nhưng cái tên cũ nhưng vẫn hút dòng vốn ngoại đó là QNS, VGT, ACV hay MCH.

Trong khi đó, sàn UPCoM cũng ghi nhận nhiều ‘tân binh’ không được khối ngoại ưu thích. Đáng chú ý nhất phải kể đến BSR, cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng lên đến 1.138,8 tỷ đồng. BSR IPO vào ngày 17/1 và nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài khi được khối này mua thành công 147,83 triệu cổ phần (tương đương 61,2% số cổ phần chào bán). Tuy nhiên, diễn biến trên sàn chứng khoán sau khi cổ phiếu này được đăng ký giao dịch là hoàn toàn trái ngược. BSR chính thức lên sàn UPCoM vào ngày 1/3 nhưng lại bị khối ngoại bán ròng trong suốt thời gian đó đến hết năm.

MPC và IDC cũng bị khối ngoại sàn UPCoM bán ròng lần lượt 473,7 tỷ đồng và 201 tỷ đồng.

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 28/11: Giá xăng dầu bật tăng mạnh trên 500 đồng/ lít
7 giờ trước
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính, từ 15 giờ ngày hôm nay 28/11, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 110-500 đồng một lít, kg từ 15h hôm nay.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
11 giờ trước
Thủ tướng vừa ký bán hành Công điện chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.
Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
12 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
14 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
14 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.