Thủ Đức - cực tăng trưởng mới trong tầm nhìn 2020 – 2050
Đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy kinh tế của cả Đông Nam Bộ, Thủ Đức nằm trọn phía Đông thành phố, tiếp giáp các quận phát triển bậc nhất như quận 1, quận 4 và quận Bình Thạnh. Từ đây, Thủ Đức trở thành một cực tăng trưởng mới của nền kinh tế phía Nam và trở thành đầu mối giao thương với các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thủ Đức lấy mũi nhọn là ngành công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trọng tâm với những trụ cột sẵn có là khu công nghệ cao quận 9 và khu làng Đại học thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực tập trung chủ yếu của những tập đoàn, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao kéo theo sự quy tụ của những chuyên gia công nghệ hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, sản xuất tự động...
Trong sự phát triển của thành phố mới, quận 2 được định hướng là trung tâm hành chính - tài chính của thành phố mới Thủ Đức tốc độ đô thị hoá cao. Hiện tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của quận 2 là 16,57%, của ngành dịch vụ - thương mại trên 28%, chiếm tỷ trọng 87,72% trong cơ cấu ngành. Trong giai đoạn, 2020-2025, quận 2 tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, tài chính, ngân hàng; từng bước trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại của thành phố với những đại đô thị tầm cỡ, tháp tài chính – khách sạn – văn phòng – trung tâm thương mại quốc tế.
Có thể nói, với sức mạnh nội lực, quy hoạch chiến lược và bài bản ngay từ đầu, không xa nữa khu vực Đông Sài Gòn và đặc biệt là quận 2 sẽ trở thành trung tâm kinh tế tài chính trọng điểm trong bức tranh phát triển kinh tế mãnh mẽ nhất khu vực phía Nam.
Thạnh Mỹ Lợi – điểm hẹn đầu tư mới
Thạnh Mỹ Lợi là khu vực tập trung của các toà nhà hành chính như ủy ban nhân dân, tòa án, kho bạc, bệnh viện quốc tế, trường học quốc tế... tạo thành một quần thể đáng sống với an ninh được thắt chặt ở vùng lõi phát triển.
Thạnh Mỹ Lợi được xem là "đứa con cưng" của thành phố khi tập trung dày đặc các công trình giao thông trọng điểm, quy mô lớn tạo nên bộ mặt giao thông hiện đại bậc nhất cả nước như tuyến giao thông Metro số 1; xa lộ Hà Nội mở rộng; các đường vành đai, cầu Cát Lái, cầu Mỹ Thuỷ 3 trên đường Đồng Văn Cống.
Nhờ vị trí gần sông lớn và gần công viên, địa thế hiếm có trải dài bên bờ sông Sài Gòn, Thạnh Mỹ Lợi đang hấp dẫn tầng lớp trung lưu và thượng lưu bởi sự tập trung của những dự án nhà ở cao cấp, hạng sang và sắp tới đây là sự xuất hiện của phân khúc bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) với dự án đầu tiên do Hasco Group làm nhà phát triển.
Trong bối cảnh nhiều khu vực của quận 2 như Thảo Điền và Bình An đã "hết quỹ đất" thì Thạnh Mỹ Lợi lại nổi lên như một khu vực đầy tiềm năng phát triển bất động sản trong tương lai. Thạnh Mỹ Lợi sở hữu 1.283ha đất (12,83 km²), lớn gấp hơn 7 lần phường Thủ Thiêm và phường Bình An (169 ha) và gấp gần 2 lần cả khu đô thị Thủ Thiêm (657ha)...
Ngoài ra, theo báo cáo của CBRE, Thạnh Mỹ Lợi nói riêng và quận 2 nhìn chung đang trở thành "vùng trũng" hút các dự án hạng sang. Trong vài năm trở lại đây, khu vực này xuất hiện nhiều dự án đã xác lập kỷ lục giá bán trong khoảng trên dưới 100 triệu đồng/m2 như khu căn hộ hạng sang One Verandah, Vista Verde, Feliz En Vista, Đảo Kim Cương… mà vẫn "cháy hàng".
Sự góp mặt của những dự án cao cấp tại Thạnh Mỹ Lợi kéo theo sự dịch chuyển về cơ cấu dân số, thu hút lượng lớn tầng lớp cư dân mới là những người có tri thức và thu nhập cao, những chuyên gia công nghệ làm việc tại các khu vực lân cận. Từ đây, bộ mặt đô thị Thạnh Mỹ Lợi được định hình là nơi sinh sống của tầng lớp thượng lưu tương lai nơi khu Đông Sài Gòn. Chính vì lẽ đó, cũng dễ hiểu khi Thạnh Mỹ Lợi được ví von như Upper East Side ở Manhattan – New York, nơi được mệnh danh "home to the city’s elite" hay "nơi ở của giới thượng lưu".