Vùng ngoại ô tại Lubmin hay một thị trấn trên bờ biển Baltic lộng gió, hay là Rotterdam, một khu vực cằn cỗi chắc chắn không đủ sức hấp dẫn như là Notre Dame hay Venice đối với khách du lịch. Tuy nhiên, đây là một trong số ít những nơi có thể giúp du khách khi đến châu Âu hiểu rõ hơn về những gì đang thật sự xảy ra về câu chuyện nhập khẩu năng lượng từ Nga của châu Âu.
Tại cảng Hà Lan, các tàu từ Nga đang được bốc dỡ các thùng dầu thô trị giá tới 80 triệu USD, để được mang đến xử lý tại các nhà máy lọc dầu ở châu Âu. Ở xa hơn, đường ống dòng chảy Nord Stream đổ bộ vào Lubmin, bơm khí đốt từ Siberia tới Đức và nhiều nơi khác để thu về hơn 160 triệu Euro, tương đương với 174 triệu USD mỗi ngày.
Những lệnh trừng phạt từ châu Âu đã bỏ qua dầu và khí đốt, ngay cả khi những biện pháp quyết liệt nhắm vào những mảng khác của nền kinh tế Nga đã được áp dụng. Các chính trị gia mong muốn rằng họ có thể dừng những khoản thanh toán vào kho bạc của Điện Kremlin. Đức cũng đã ngăn cản việc mở đường ống Nord Stream 2 của Nga, nhưng đồng thời họ cũng lo lắng việc đó liệu có thể dẫn đến việc người dân sẽ phải chịu cảnh lạnh giá vào mùa đông.
Người dân vốn đã cảm thấy "bối bối" trước những hóa đơn về xăng dầu hay khí đốt tăng cao, các công ty cũng đang lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là tại Đức, nơi phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng từ Nga.
Những ước tính của các chuyên gia về những tác động của lệnh cấm vận nhập khẩu năng lượng từ Nga sẽ gây hại cho nền kinh tế của châu Âu là rất khác nhau, nhưng đủ để tạo sự đồng thuận rằng EU chưa thể trừng phạt dầu thô và khí đốt từ Nga.
Chưa thể thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Nga nhưng châu Âu hoàn toàn có thể xem xét các mức áp thuế đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Đánh thuế nhập khẩu dầu và khí đốt sẽ không ngăn dòng chảy năng lượng đổ về châu Âu, tuy nhiên nó sẽ làm giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch của Nga cũng như việc đánh thuế rượu và thuốc lá để ngăn cản người dân sử dụng rượu và thuốc lá.
Ông Ricardo Hausmann, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Venezuela hiện đang làm việc tại Harvard, chỉ ra rằng nếu mức thuế trừng phạt áp dụng cho dầu của Nga là 90%, thì các nhà máy lọc dầu ở châu Âu sẽ tìm nguồn cung từ những nơi khác trừ khi giá dầu của Nga được chiết khấu cực lớn.
Nga đang kiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ dầu mỏ của mình, chỉ mất không đến 6$ để chiết xuất cho 1 thùng dầu và bán với giá gấp 10 lần. Các đường ống và cảng của Nga đều được bố trí chủ yếu để phục vụ cho châu Âu, vì thế việc định tuyến lại dầu và khí đốt cho các đối tượng khách hàng khác sẽ rất phức tạp và tốn kém. Mức thuế mới sẽ trở thành một nguồn thu nhập của châu Âu, đó là cái giá phải trả của Điện Kremlin.
Ông Guntram Wolff, chuyên gia kinh tế của Bruegel, một tổ chức tư vấn ở Brussels, nói rằng châu Âu có nhiều lựa chọn để thay thế dầu của Nga hơn là Nga có nhiều lựa chọn để thay thế khách hàng châu Âu.
Mặc dù vậy, đối với khí đốt lại khó khăn hơn, bởi nó được cung cấp thông qua các đường ống gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng với nhau. Châu Âu không thể nhanh chóng thay đổi phần lớn những gì Nga cung cấp, mặc dù ở một mức độ nào đó, khối này có thể chuyển hoàn toàn sang khí đốt từ những nhà cung cấp khác hoặc các dạng năng lượng khác.
Ông Mario Draghi, Thủ tướng Ý, đồng thời là nhà kinh tế học cũng muốn giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga, nhưng bằng cách giới hạn mức giá mà châu Âu phải trả cho khí đốt nhập khẩu của họ, tương tự như việc đánh thuế, đều hạn chế dòng tiền chảy vào Moscow và buộc Nga phải thích ứng.
Ngược lại, giá một số loại năng lượng của Nga tăng lên là dấu hiệu cho những người sử dụng nên cắt giảm nó. Các chuyên gia cho rằng châu Âu đang đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nag trong năm nay, dựa trên những giả định lạc quan. Khi giá khí đốt của Nga tăng cao, điều này cũng tạo động lực cho những người sử dụng nên tiết giảm dần.
Ông Garicano cho biết: đánh thuế hàng nhập khẩu là một bước đi đúng hướng và khả thi về mặt chính trị, nó có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào hoàn cảnh, khác với một lệnh cấm vận hoàn toàn. Nga có thể sẽ đáp trả bằng cách giảm nguồn cung, những nỗ lực của EU để giải phóng khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga lad hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên đây có thể chưa phải một biện pháp mà EU đang cân nhắc.