Bất ngờ, doanh nghiệp địa ốc “hợp sức” làm nhà ở giá vừa túi tiền trong bối cảnh giá nhà đất liên tục tăng cao

07/01/2022 08:25
Đó có lẽ là bài toán không chỉ riêng của các nhà quản lý mà là câu hỏi không hề nhỏ với doanh nghiệp BĐS, bởi thực tế làm được dự án giá hợp lý (vừa túi tiền), ngoài câu chuyện an sinh thì bài toán lợi nhuận cũng phải “cân đo đong đếm”. Vì thế, nếu một doanh nghiệp BĐS quyết tâm làm thì nghĩa là, họ đã chấp nhận hi sinh lợi nhuận để hướng đến yếu tố cao hơn là chốn an cư phục vụ cộng đồng.

Mới đây, thị trường BĐS bất ngờ với thông tin 3 ông lớn trong lĩnh vực BĐS, vật liệu xây dựng, nội – ngoại thất là Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group và Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) cùng nhau kí kết công bố sáng kiến nhà ở vừa túi tiền. Bất ngờ, bởi trong bối cảnh giá BĐS liên tục leo thang, quỹ đất khan hiếm nhưng các doanh nghiệp này vẫn "hợp lực", quyết tâm để làm được dòng sản phẩm giá vừa túi tiền, tức mức giá đáp ứng được nhu cầu số đông của đối tượng người mua có thu nhập thấp, trung bình trong xã hội hiện nay.

Theo đó, 3 ông lớn này cam kết sẽ đầu tư, xây dựng và phát triển những ngôi nhà có chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp với công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp… thông qua việc tối ưu hóa hệ sinh thái của Tập đoàn. Để làm được, sáng kiến này là sự hợp lực các thế mạnh của 3 tập đoàn. Tức liên kết theo chuỗi khép kín, từ quỹ đất, ý tưởng, quy hoạch, thiết kế, nguyên vật liệu, thiết bị, giải pháp kỹ thuật, giải pháp thi công, giải pháp quản trị dự án... cho đến khi hình thành được căn nhà. Từ đó có thể cùng tạo ra những ngôi nhà có giá phù hợp với thu nhập của người lao động phổ thông, giải quyết nhu cầu nhà ở đang ngày một tăng cao của thị trường, đảm bảo chỗ an cư cho người lao động.

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh cho hay, những năm qua, và đặc biệt trong năm 2020 và 2021 khi đất nước chịu tác động kéo dài từ đại dịch Covid-19, đời sống của toàn xã hội đều bị ảnh hưởng, nhất là những công nhân, người lao động phổ thông… Trong đó, hàng chục nghìn người chưa có nhà ở đã buộc phải rời bỏ các tỉnh, thành phố lớn quay về quê hương với bao khó khăn chồng chất. Trải qua đại dịch, bài toán nhà ở vừa túi tiền dành cho người có thu nhập thấp lại càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay và một tinh thần quyết liệt, quyết tâm cùng tìm ra lời giải.

"Chúng tôi sẽ làm các dự án BĐS giá dự kiến tại Tp.HCM dưới 25 triệu đồng/m2 và ở một số tỉnh thành khác như Long An, Đồng Nai, Bình Dương… dưới 20 triệu đồng/m2 hoặc thấp hơn nữa", đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh tiết lộ qua về kế hoạch trong sáng kiến nhà vừa túi tiền.

Bất ngờ, doanh nghiệp địa ốc “hợp sức” làm nhà ở giá vừa túi tiền trong bối cảnh giá nhà đất liên tục tăng cao - Ảnh 1.

Mới đây, 3 ông lớn trong lĩnh vực BĐS, vật liệu xây dựng, nội - ngoại thất đã đã "bắt tay" làm nhà ở giá vừa túi tiền gây bất ngờ cho thị trường BĐS

Cùng quan điểm, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Đồng Tâm Group, khẳng định, sáng kiến này là một phần trong trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, là cơ hội để các doanh nghiệp cùng chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn hướng tới sự phát triển bền vững chung. Vì thế, doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận, mà đề cao tinh thần trách nhiệm xã hội, tạo dựng giá trị chung cho cộng đồng, thông qua việc cung cấp nhà ở vừa túi tiền phục vụ nhu cầu phổ thông.

Rõ ràng, với việc các doanh nghiệp cùng khởi xướng phát triển nhà ở vừa túi tiền mang lại nhiều ý nghĩa cho thị trường BĐS trong bối cảnh giá nhà đất liên tục tăng cao, cơ hội sở hữu nhà của người lao động càng xa vời. Ý nghĩa lớn lao nhất của sáng kiến này có lẽ nằm ở chỗ, họ chính là những đơn vị "mồi lửa" để tạo nên một hệ sinh thái cộng hưởng giải quyết bài toán an sinh xã hội của các địa phương, góp phần giúp những giấc mơ an cư của hàng triệu lao động phổ thông không còn xa vời, đồng thời thúc đẩy phát triển đô thị, hướng đến sự phát triển bền vững chung của cộng đồng – xã hội

Thực tế, sáng kiến nhà ở vừa túi tiền không hẳn bắt nguồn đầu tiên từ 3 ông lớn này và ở thời điểm hiện tại mới "bùng lên". Nhắc đến BĐS giá vừa túi tiền, và nhắc đến người tiên phong trong câu chuyện này trên thị trường BĐS phải nói đến Nam Long Group. "Ông lớn" này đã khơi mào dòng sản phẩm "công chúng" từ thời điểm 2006-2008, và liên tục ghi nhận thành công khi "cháy" giỏ hàng công bố, cư dân lấp đầy khi bàn giao nhà.

Các dự án căn hộ của chủ đầu tư này được thừa nhận, thanh khoản tốt bởi mức giá rất phù hợp với số đông người mua. Tất cả những điều này đều xuất phát từ triết lý kinh doanh nhà ở "vừa túi tiền" cho nhu cầu ở thật.

Mặc dù, hiện tại định hướng chiến lược của Nam Long Group là "nhà quy hoạch phát triển đô thị" với một loạt dự án KĐT quy mô, bài bản trải dài từ khu vực phía Nam sang Đông và Tây Thành Phố nhưng trong mỗi KĐT quy mô này, doanh nghiệp vẫn dành diện tích để làm nhà ở vừa túi tiền. Chẳng hạn, tại dự án Waterpoint quy mô 355 héc-ta tại Bến Lức, Long An, ông lớn này vẫn phát triển dòng sản phẩm EHome Southgate với mức giá 1 tỉ đồng/căn. Với khoảng giá quanh ngưỡng 20 triệu đồng/m2 căn hộ này ngay lập tức thu hút đông đảo khách hàng quan tâm.

Bất ngờ, doanh nghiệp địa ốc “hợp sức” làm nhà ở giá vừa túi tiền trong bối cảnh giá nhà đất liên tục tăng cao - Ảnh 2.

Theo ông Lê Hoàng Châu, phân khúc nhà giá vừa túi tiền vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo của thị trường BĐS, là cơ hội để những người thu nhập trung bình, thu nhập thấp, người nhập cư có được nhà ở giữa chốn đô thị

Như vậy để thấy, khách hàng mua được một căn nhà phù hợp với năng lực tài chính của họ nghĩa là. Họ không bị ám ảnh bởi gánh nặng nợ nần mà vẫn được sinh sống trong điều kiện chất lượng tốt nhất có thể. Chính bởi những lợi thế đó mà thuật ngữ nhà ở "vừa túi tiền" là một mảng sản phẩm cốt lõi đối với nhiều nhà phát triển bất động sản thế giới. Nói là sản phẩm cốt lõi, sản phẩm quan trọng là bởi sở hữu nhà ở loại này là nhu cầu lớn nhất của người dân từ tầng lớp bình dân đến trung lưu trong tháp nhu cầu nhà ở.

"Phân khúc giá vừa túi tiền là thị trường thực. Tính ảo gần như không có, bởi đáp ứng nhu cầu ở thực của những người chưa sở hữu chốn an cư. Phân khúc này vẫn sẽ giữ vai trò chủ đạo của thị trường BĐS, là cơ hội để những người thu nhập trung bình, thu nhập thấp, người nhập cư có được nhà ở giữa chốn đô thị", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) chia sẻ tại hội thảo sáng 6/1/2022.

Và cũng theo vị chủ tịch HoREA, để làm được phân khúc này, doanh nghiệp BĐS phải chấp nhận hi sinh lợi nhuận vì cộng đồng. Việc nhiều doanh nghiệp cùng hợp sức để mở ra hệ sinh thái phát triển nhà ở vừa túi tiền rất đáng khích lệ, cũng là hướng đến mục tiêu của Tp.HCM phát triển 1 triệu căn nhà giá rẻ trong 5 năm tới.

Ông Lê Hoàng Châu cũng kêu gọi các doanh nghiệp BĐS ưu tiên làm nhà giá rẻ. Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản trên cơ sở xác định "lợi nhuận kỳ vọng" ở mức hợp lý, để chia sẻ hiệu quả đầu tư với khách hàng và cộng đồng xã hội.

Vị lãnh đạo hiệp hội này đề nghị các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản xem xét tăng tỉ trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội, dù lợi nhuận thấp nhưng có tính thanh khoản cao và ít rủi ro. Qua đó, góp phần cùng Nhà nước giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, cán bộ lực lượng vũ trang, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, sinh viên và người nhập cư.

Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
5 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
6 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
7 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
7 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
8 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Tin cùng chuyên mục

AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
9 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
VinFast President 3 năm tuổi rao bán gần 1,5 tỷ đồng: Ngang giá Ford Everest, động cơ V8, nội thất nhiều tiện nghi
9 giờ trước
Chiếc VinFast President được rao bán có mức giá chỉ còn khoảng hơn 30% so với thời điểm mua mới, nên đây có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc dành cho những ai muốn trải nghiệm khối động cơ V8 của VinFast.
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
10 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.
Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’
1 ngày trước
Chỉ với chiếc xe điện có giá 300 triệu đồng, thương hiệu Trung Quốc đã khiến hãng xe Phương Tây phải cúi đầu sau nhiều năm coi thường.