Bất ngờ số liệu cho thấy buôn lậu lươn thu lợi nhuận lớn hơn cả ma túyicon

Việc nguồn cung lươn bị thu hẹp đã dẫn đến sự phát triển của thị trường “chợ đen” trị giá hàng tỷ USD, vốn bị ví như tội ác nghiêm trọng nhất đối với động vật hoang dã. 

Việc nguồn cung lươn bị thu hẹp đã dẫn đến sự phát triển của thị trường “chợ đen” trị giá hàng tỷ USD, vốn bị ví như tội ác nghiêm trọng nhất đối với động vật hoang dã. 

 

Dưới đây là một số dữ liệu mà hãng thông tấn AFP thu thập được về ngành buôn bán lươn trái phép:

3,3 tỷ USD

Theo ước tính, đó là doanh thu hàng năm của ngành buôn lậu lươn con, hay còn gọi là lươn thủy tinh, từ châu Âu sang châu Á. 

Chú thích ảnh

Tên gọi của lươn thủy tinh bắt nguồn từ thân hình có màu trong suốt. Ảnh: National Geographic

Việc thiếu kiến thức về cách sinh sản của lươn cùng thực tế rằng chúng sẽ không sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt đã khiến đánh bắt và nuôi con non của chúng trở thành cách tốt nhất để có sẵn nguồn cung cho người tiêu dùng.

Sự sụt giảm nguồn dự trữ giống lươn Nhật Bản, được tìm thấy ở khắp Đông Á, đã buộc các trang trại trong khu vực phải nhập khẩu lươn thủy tinh của châu Âu và châu Mỹ rồi nuôi chúng đến độ trưởng thành để tiêu thụ.

Tình trạng khan hiếm đối với loại thực phẩm được yêu thích ở khắp các quốc gia châu Á này đã khiến giá cả tăng vọt.

Năm 2010

Là thời điểm Liên minh châu Âu (EU) cấm mọi hoạt động xuất khẩu lươn thủy tinh ra khỏi biên giới chung. Ba năm trước đó, giống lươn châu Âu đã được đưa vào phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (CITES).

Chú thích ảnh

Các loại lươn và nơi phân bố của chúng trên thế giới. Ảnh: AFP

Lươn châu Âu cũng nằm trong danh sách các loài sinh vật cực kỳ nguy cấp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, trong khi đó, những “người anh em” Nhật Bản và Mỹ của chúng chỉ xếp sau một hạng.

1/4

Tổ chức Nhóm lươn bền vững (SEG) ước tính rằng 23% lượng lươn thủy tinh ở châu Âu trôi dạt vào các bờ biển của lục địa này mỗi năm sau cùng đã bị buôn lậu sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc.

Theo các nhà khoa học, khoảng 440 tấn lươn châu Âu đến các bờ biển của khu vực này mỗi năm. Và cơ quan thực thi pháp luật của EU là Europol cho biết 100 tấn đã được xuất khẩu trái phép sang châu Á vào năm 2018.

Chủ tịch SEG Andrew Kerr đánh giá đây là vụ phạm tội lớn nhất hành tinh đối với động vật hoang dã. 

100 lần

Giá trị của một con lươn thủy tinh, đôi khi còn được gọi là “vàng trắng” vì mức giá trên trời, đã tăng theo cấp số nhân khi nó di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng.

Ông Kerr cho hay tại châu Âu, một ngư dân có thể được trả 0,1 euro (gần 3.000 đồng) cho một con lươn thủy tinh, nhưng vào thời điểm sinh vật này cập bến Hong Kong (Trung Quốc), giá trị của nó đã tăng lên 1 euro. Sau một năm nuôi nhốt, giá trị của con lươn tăng thành 10 euro. 

"Giá trị gia tăng gấp trăm lần trong vòng một năm. Và đó là lý do tại sao ngành buôn lậu lươn rất hấp dẫn. Lợi nhuận lớn hơn buôn lậu ma túy, con người hay súng đạn", ông Andrew Kerr nói.

Bất ngờ số liệu cho thấy buôn lậu lươn thu lợi nhuận lớn hơn cả ma túy
Thịt lươn là một món ăn đặc sản ở châu Á. Ảnh: AFP

99%

Gần như toàn bộ số lươn được tiêu thụ ở Nhật Bản hiện nay có nguồn gốc từ các trang trại nuôi trồng thủy sản. Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ được đánh bắt ngoài tự nhiên.

108

Là số người buôn lậu lươn bị cảnh sát bắt tại 19 quốc gia EU trong mùa đánh bắt năm 2019 – 2020. Các nhà chức trách cũng tịch thu gần 2 tấn lươn thủy tinh với giá trị lên đến 6,2 triệu euro vào cùng giai đoạn trên. 

Covid-19 

Sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra đối với đường bay quốc tế cũng đã làm gián đoạn phương thức chính để buôn lậu lươn. Trước đại dịch, người buôn lậu thường giấu lươn trong hành lý khi đi máy bay. 

Sinh vật này được đựng trong túi chứa đầy nước và oxy và được đưa từ châu Âu đến Trung Quốc. 

Nhưng ngay cả khi hành khách không còn đi máy bay nhiều nữa, những kẻ buôn lậu vẫn tìm ra cách thay thế. Trong tuyên bố vào tháng 11, Europol cho biết trước đây, nhiều hành khách bị bắt vì giấu lươn trong vali hành lý. Nhưng trong năm qua, xu hướng này bị thay bằng khoang chở hàng hóa. 

(Theo Báo Tin tức)

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.156.594 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
12 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
14 giờ trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
1 ngày trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.