Bắt nhóm đối tượng mua bán 6,2 triệu thông tin cá nhân

15/01/2022 16:55
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triệt phá đường dây gồm 5 đối tượng mua bán trái phép khoảng 6,2 triệu thông tin cá nhân.

Ngày 15-1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 đối tượng về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông". Các đối tượng bị bắt giữ gồm Lê Đất (SN 1988), Nguyễn Thanh Qúy (SN 1984,); Ngô Thị Hồng Nhung (SN 1998), Thái Thị Oanh (SN 1999) cùng ngụ tại Thừa Thiên - Huế); Nguyễn Thị Huyền Trang (SN 1987; ngụ trú tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

 Bắt nhóm đối tượng mua bán 6,2 triệu thông tin cá nhân - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Huyền Trang tại cơ quan công an

Trước đó, qua công tác trinh sát, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPSDCNC) Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phát hiện nhóm Facebook "Group mua bán data mới 2020" với khoảng 300 thành viên có các hoạt động nghi vấn mua, bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân.

 Bắt nhóm đối tượng mua bán 6,2 triệu thông tin cá nhân - Ảnh 2.

Đối tượng Lê Đất

Qua điều tra xác minh, công an xác định trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, các đối tượng Đất, Quý, Nhung và Oanh thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan đến việc bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Từ những chứng cứ thu thập được, ngày 2-1, Phòng ANM&PCTPSDCNC phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế và một số đơn vị nghiệp vụ khác đã đồng loạt kiểm tra, bắt giữ các đối tượng trên.

Theo điều tra ban đầu, từ tháng 8-2020, các đối tượng đã bàn bạc tạo nhóm tìm nguồn mua dữ liệu cá nhân bán cho các đối tượng có nhu cầu; trong đó Lê Đất đóng vai trò quản lý nhóm, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung cấp dữ liệu cá nhân, sau đó mua lại rồi bán cho khách hàng; đối tượng còn đăng tải các nội dung quảng cáo mua bán dữ liệu cá nhân trên các hội nhóm trên mạng xã hội và trực tiếp tiến hành giao dịch với người có nhu cầu.

 Bắt nhóm đối tượng mua bán 6,2 triệu thông tin cá nhân - Ảnh 3.

Đối tượng Quý

Các đối tượng Quý, Nhung, Oanh được giao nhiệm vụ lọc, sắp xếp các nguồn dữ liệu, kiểm tra tình trạng của các tài khoản đã mua và đăng quảng cáo trên mạng xã hội. Còn đối tượng Nguyễn Thị Huyền Trang là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho nhóm của Lê Đất từ 7.000-10.000 dữ liệu/ngày và tổng số dữ liệu đã cung cấp là khoảng 1 triệu thông tin cá nhân

Đối tượng Lê Đất khai nhận từ tháng 11-2020 đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin, dữ liệu cá nhân như họ và tên, nơi cư trú, số điện thoại... với tổng số tiền khoảng 720 triệu đồng; riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế có 75.685 thông tin, dữ liệu cá nhân rồi sau đó bán lại cho những ai có nhu cầu để thu lợi. Tổng số tiền mà các đối tượng đã giao dịch trên 3 tỉ đồng, số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động mua bán dữ liệu thông tin cá nhân là trên 2,3 tỉ đồng.

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng tài khoản truy cập trái phép vào mạng riêng ảo (VPN) nội bộ của một công ty tài chính để truy cập vào hệ thống công ty với mục đích để kiểm tra trạng thái hồ sơ khách hàng đã từng vay tại ngân hàng.

 Bắt nhóm đối tượng mua bán 6,2 triệu thông tin cá nhân - Ảnh 4.

Trụ sở "tiếp nhận hồ sơ" của Trung để đánh cắp thông tin cá nhân

Hành vi trên của các đối tượng gây mất an toàn thông tin, an ninh mạng, xâm phạm nghiêm trọng đến thông tin cá nhân của người dân, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn cả nước

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định qua chuyên án này đã cho thấy sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của một số tổ chức, doanh nghiệp đối với thông tin, dữ liệu cá nhân về khách hàng do mình quản lý. Các đối tượng chiếm đoạt dữ liệu chủ yếu lợi dụng quyền quản trị, truy cập hệ thống được cấp để trích xuất dữ liệu trái phép và công khai rao bán trong thời gian dài nhưng chủ quản hệ thống không phát hiện, ngăn chặn, trình báo với cơ quan chức năng, cũng như thực hiện trách nhiệm với những khách hàng bị lộ thông tin.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
6 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.