Bầu Đức sau 10 năm chật vật: Tôi không kêu gọi cổ đông đến với HAGL, nhưng tôi muốn nhấn mạnh tôi rất tự tin, câu nói này 5 năm qua tôi không dám nói

29/11/2021 08:03
"Chính ông Dương là người đã cứu HAGL, nhờ ông Dương ôm khối nợ mà HAGL mới có thể thoát khỏi khó khăn. HAG giờ chỉ còn 4 – 5 công ty con nên rất gọn gàng và có thể đi rất nhanh", bầu Đức nói.

Đó là tuyên bố của bầu Đức tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 diễn ra vào chiều ngày 26/11, trong bối cảnh Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã trút được gánh nặng nợ sau khi nhường lại cho Thaco (Chủ tịch là ông Trần Bá Dương) cầm lái.

Nhờ ông Dương ôm khối nợ mà HAGL mới có thể thoát khỏi khó khăn, giờ chỉ còn 4 – 5 công ty con nên có thể đi rất nhanh

Tri ân ông Dương tại Đại hội, bầu Đức gửi lời cảm ơn đến đại diện Thaco. Bởi, "chính ông Dương là người đã cứu HAGL, nhờ ông Dương ôm khối nợ mà HAGL mới có thể thoát khỏi khó khăn. HAGL giờ chỉ còn 4 – 5 công ty con nên rất gọn gàng và có thể đi rất nhanh".

Và, trong công cuộc đi rất nhanh đó, HAGL có 3 mục tiêu chính:

(i) Tiếp tục tái cấu trúc, trả dứt điểm các khoản nợ của HAGL;

(ii) Nỗ lực để cổ phiếu HAG không bị huỷ niêm yết;

(iii) Tập trung 2 mảng chủ lực là cây ăn trái và chăn nuôi heo.

Kế hoạch xoá sạch lỗ luỹ kế trong năm 2023, và trả nốt khoản nợ còn lại với BIDV vào cuối năm 2025

Thứ nhất, về công cuộc tái cơ cấu, HAGL cho biết đến nay đã hoàn thành cơ bản và tình hình nợ của HAGL đã giảm đáng kể. Hiện, Công ty chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu tại BIDV, trong đó HAGL đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động SXKD để hoàn tất nợ trái phiếu này trước cuối năm 2025.

Tính đến cuối quý 3/2021, tổng nợ phải trả HAGL đáng kể xuống còn 1/2 đầu kỳ với 13.435 tỷ đồng. Dư nợ vay chiếm 62% với nợ vay ngắn hạn 1.529 tỷ đồng (giảm mạnh so với mức 8.772 tỷ đầu kỳ) và dư nợ dài hạn 6.791,5 tỷ đồng (giảm mạnh so với mức đầu kỳ 9.331 tỷ đồng). Như vậy, dư nợ vay sau 9 tháng của Công ty giảm đến 9.800 tỷ đồng.

Cuối năm 2021, HAGL dự nhận thêm khoảng 700 tỷ đồng từ HAGL Agrico và sẽ dùng để trả bớt nợ tại BIDV. Trong đó, chủ trương ban lãnh đạo vẫn đang nỗ lực để cải thiện kinh doanh và không có khái niệm buông xuôi.

"Tôi tin HAGL sẽ thành công mà không cần đặt vấn đề xoá lỗ với ngân hàng", CEO Võ Trường Sơn bổ sung.

Được biết, HAGL và HAGL Agrico đã hoàn toàn tách bạch. Và nói về đất thì thực tế HAGL Agrico sở hữu là chính. "Nhưng với tôi, chính bàn tay tôi làm ra số đất đó. Và thời điểm hiện tại, tôi không quá chú trọng là sở hữu nhiều đất hay không. Mà quan trọng HAGL có số đất vừa phải, đất tốt và có thể sinh lợi", bầu Đức nói.

HAGL cố gắng để cổ phiếu không bị hủy niêm yết bắt buộc

Thứ hai, tình hình tài chính và công cuộc hồi tố liệu có ảnh hưởng đến việc tiếp tục niêm yết của cổ phiếu HAG. Được biết, dù có lãi trở lại 2 quý liên tiếp, HAGL vẫn đang lỗ luỹ kế hơn 4.000 tỷ đồng.

"Công ty đang nỗ lực để xoá sạch, tôi có thể bán cả cổ phiếu cá nhân để xử lý. Quyết tâm HAGL đến năm 2023 sẽ xoá sạch lỗ luỹ kế. Tôi không kêu gọi cổ đông đến với HAGL, nhưng tôi muốn nhấn mạnh tôi rất tự tin, và câu nói này 5 năm qua tôi không dám nói", bầu Đức nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn của cổ đông về động thái hồi tố lỗ 5.000 tỷ đồng trong năm 2020, CEO Võ Trường Sơn cho biết chi phí trích dự phòng mang tính hạch toán đánh giá lại khả năng thu hồi tài sản và mang tính thời điểm. Nên, có thể thời điểm này hoàn nhập kiểu này thời điểm khác hoàn nhập khác. Ông Sơn khẳng định quyền thu nợ Công ty vẫn còn chứ chưa từ bỏ quyền thu nợ. Dự kiến, HAGL sẽ không kê khai vào các chi phí hợp nhất hợp lệ để chịu thuế, theo quy định hiện nay về thuế TNDN.

"HAGL cũng đã giải trình với cơ quan chức năng về động thái hồi tố trên. Đây là cố gắng để HAGL dần bước qua giai đoạn khó khăn. HAGL cố gắng để cổ phiếu không bị hủy niêm yết bắt buộc", ông Sơn nói.

Bầu Đức sau 10 năm chật vật: Tôi không kêu gọi cổ đông đến với HAGL, nhưng tôi muốn nhấn mạnh tôi rất tự tin, câu nói này 5 năm qua tôi không dám nói - Ảnh 1.

Sáp nhập 2 công ty đang nợ 5.600 tỷ đồng (Lê me và Gia súc Lơ Pang) thành công ty con

Cũng liên quan đến những động thái tái cấu trúc thời gian tới, Đại hội lần này đã thống nhất đưa Công ty Lê Me và Công ty Gia súc Lơ Pang thành công ty con. Cụ thể:

+ Lê Me: Công ty đang sở hữu 5.000 ha đất tại Campuchia, đã làm thủ tục được 3.000 ha, còn 2.000 ha đang làm. Thời gian tới, Lê me cũng xin thêm 5.000 ha đất. Tổng diện tích đất Lê Me như vậy nắm khoảng 10.000 ha.

Những năm qua, Lê Me là công ty liên quan mua bán hàng hóa với HAGL và có khoản dư nợ lớn tại HAGL (~4.600 tỷ đồng). Từ năm 2022, Lê Me sẽ đem về doanh thu lợi nhuận cho HAGL và chính thức hợp nhất vào KQKD HAGL.

+ Gia súc Lơ Pang: Đây là đơn vị hoạt động song song với Chăn nuôi Gia Lai, trong đó nếu Chăn nuôi Gia Lai là phía Đông thì Gia súc Lơ Pang là đảm nhận phía Nam. Vì làm chung sẽ không hiệu quả nên HAGL tách ra hai đơn vị.

Hiện, Gia súc Lơ Pang hiện định giá đâu đó 2.000 tỷ đồng, Công ty này đang nuôi sản lượng heo 10.000 con, và 1.600 ha chuối. Công ty cũng có giao dịch mua bán với HAGL và đang nợ HAGL số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh chuối, sầu riêng cũng là cây trọng điểm của HAGL bởi mức sinh lời rất cao: 1ha cá biệt có người bán đến 3-4 tỷ đồng!

Cuối cùng, về hoạt động kinh doanh, đầu tiên mảng chủ lực hiện nay là trái cây, HAGL đang tập trung mạnh nhất cho chuối (ngắn ngày) và sầu riêng (dài ngày). Tổng cả năm 2021, HAGL kế hoạch đầu tư duy trì khoảng 10.000 ha trồng cây các loại, gồm chuối và một số loại khác.

Với chuối, tại thời điểm này HAGL đã cơ bản đầu tư trồng hoàn thiện được 5.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Dự kiến, năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/ha.

Với sầu riêng, bầu Đức tâm sự sau nhiều năm lao vào cây ăn trái tươi mới thấy cây này có giá trị cao, dễ trồng và thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt Trung Quốc.

Thực tế sầu riêng bây giờ nguồn cung là không đủ, và Trung Quốc là thị trường rất lớn. Nhưng, Trung Quốc với Việt Nam chưa có thể xuất khẩu sầu riêng chính ngạch được. Nên hiện HAGL vẫn đang xuất chủ yếu qua Lào và Campuchia lâu dài, giấy phép hai thị trường này không khó như Trung Quốc.

"1ha sầu riêng cá biệt có người bán đến 3-4 tỷ đồng/1ha sầu riêng. Hiện tại, thủ phủ sầu riêng nằm tại Đăk Lăk. Với những giá trị trên, nên tôi có chọn sầu riêng, cho mảng cây dài ngày với diện tích hiện là 600 ha, tương lai sẽ tăng lên 1.000 ha. Song song cây ngắn ngày chủ lực là chuối", bầu Đức nói.

Bầu Đức sau 10 năm chật vật: Tôi không kêu gọi cổ đông đến với HAGL, nhưng tôi muốn nhấn mạnh tôi rất tự tin, câu nói này 5 năm qua tôi không dám nói - Ảnh 2.

HAGL nói về chuyện nuôi heo lỗ là không có, chúng tôi sẽ làm mạnh hơn những gì đã báo cáo!

Liên quan đến ngành hoàn toàn mới là chăn nuôi heo, gia nhập từ năm 2020, mảng nuôi heo sau 1 năm nhanh chóng trở thành nguồn thu chính của doanh nghiệp khi đóng góp đến 190 tỷ đồng doanh thu – ngang ngửa con số từ mảng chủ lực hiện nay là cây ăn trái. Thậm chí, biên lãi cao khiến heo thu lợi gộp hơn 94 tỷ đồng – gấp đôi lợi nhuận từ cây ăn trái.

Sang quý 3, heo tiếp tục đem về cho HAGL gần 183 tỷ đồng doanh thu. Ước chừng tháng 11/2021 HAGL có lời thêm 17 tỷ đồng từ mảng heo.

Thống kê bởi người đứng đầu, HAGL từ đầu năm tới nay và đặc biệt quý 4 này, thì nửa đầu quý xuất được 12.000 con heo, gồm 9.000 con trong tháng 10 và 3.000 con cho tháng 11. Giá xuất 35.000-49.000 đồng/kg, bình quân là 43.000 đồng/kg vì có lúc giá thấp rồi lại hồi lại.

Đúng là với HAGL heo là một ngành mới, nhưng nói đến chăn nuôi heo quan trọng phải nằm ở vùng cách ly tuyệt đối được, cho nên vị trí chăn nuôi là rất quan trọng và yếu tố này HAGL đang có lợi thế rất tốt, Chủ tịch cho hay.

Và một sự trùng hợp ngẫu nhiên, HAGL đang làm chuối, HAGL làm ra 100% thì xuất được 50% thôi, còn lại có thể tái sử dụng cho chăn nuôi. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia chăn nuôi thì chuối có thành phần rất tốt cho con heo. Hiện, HAGL đang dùng bột chuối thay bắp, cám gạo. Do đó, chỉ nhập đậu nành và giá thức ăn của HAGL thấp hơn nhiều so với thị trường.

Tổng chi phí hiện 36.000 đồng/kg, và lúc giá 35.000 đồng/kg thì HAGL có lỗ, và cả thị trường đều lỗ. Tuy nhiên, về sau giá tăng HAGL tăng xuất thì giá bán bình quân là 43.000 đồng, HAGL không bị lỗ khi nuôi heo.

"Hiện thức ăn chiếm 65% con heo, thì HAGL chủ động được đến 40%. Nên nói về chuyện nuôi heo lỗ là không có", bầu Đức nói.

HAGL dự định đến cuối năm sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

"Kế hoạch đặt ra là vậy, nhưng báo cáo với cổ đông tôi không dừng lại ở đó. Với những lợi thế đang có, HAGL sẽ làm mạnh hơn. Ban đầu chúng tôi làm heo rất thận trọng, nhưng khi phát hiện ra lợi thế là chuồng trại, địa điểm và chuối thì chúng tôi sẽ làm mạnh", bầu Đức nói.

Bầu Đức sau 10 năm chật vật: Tôi không kêu gọi cổ đông đến với HAGL, nhưng tôi muốn nhấn mạnh tôi rất tự tin, câu nói này 5 năm qua tôi không dám nói - Ảnh 3.

Từ bỏ bất động sản là sai lầm nhưng sẽ không trở lại, tiến đến phát triển sản phẩm riêng mang thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai

Với những luận điểm trên, HAGL kỳ vọng năm 2021 sẽ có lãi trở lại với mức 104 tỷ đồng sau thuế, trong khi năm ngoái lỗ đến 2.383 tỷ đồng. Xa hơn, bầu Đức cho biết cũng đã tính toán đến việc phát triển sản phẩm riêng mang thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai.

"Đội bóng HAGL là linh hồn của Công ty, thương hiệu của HAGL là thương hiệu lớn mà cả Đông Nam Á đều biết. Tại sao nói là linh hồn, tại sao thế giới biết đến HAGL, là nhờ bóng đá mà ra. Và biết rõ thương hiệu HAGL lớn, Công ty đã có kế hoạch tất cả. Nhưng thời điểm nào thì Công ty vẫn đang cân nhắc. Chắc chắn, HAGL sẽ làm một sản phẩm gì đó mang thương hiệu HAGL. Riêng IPO, chúng ta có thể ngồi lại bàn bạc cụ thể, nếu thuận lợi HAGL có thể làm ngay", ông nói.

Cuối cùng, trước kiến nghị của cổ đông liệu HAGL có trở lại mảng rất nóng là bất động sản hay không, khi Công ty có những mảng đất rất đẹp. Người đứng đầu quả quyết: "HAGL sẽ không bất động sản nữa, tôi khẳng định. Mình đã đi qua rồi không đi lại, vì rất nhiều đại gia bất động sản đã đi rồi, HAGL quay lại sẽ khó cạnh tranh".

"Năm 2008, tôi dám khẳng định HAGL là công ty bất động sản số 1. Nhưng, mỗi người mỗi quyết sách, tôi từ bỏ năm 2012 để làm nông nghiệp. Đến bây giờ tôi khẳng định tôi đã sai.

Dù vậy, trong cái rủi có cái may, nếu còn làm bất động sản thắng hay thua tôi chưa biết, nhưng nông nghiệp đang có hướng đi tốt. Bất động sản thời điểm năm 2021, HAGL từ bỏ rất quyết liệt để chuyển sang nông nghiệp. Lúc đó, HAGL không sai vì giá cao su cao. Chưa kể, mảng nông nghiệp rất rộng, từ trồng trọt đến chăn nuôi. Và Covid-19 vừa rồi nhiều ngành chết nhưng nônhg nghiệp vẫn sống khoẻ, đó là minh chứng".

Tuy nhiên, nếu có mảnh đất nào trong tương lai tốt, HAGL có thể liên doanh với đối tác nào đó nhưng sẽ là đầu tư, thu hồi tiền về để trả nợ.

Bầu Đức sau 10 năm chật vật: Tôi không kêu gọi cổ đông đến với HAGL, nhưng tôi muốn nhấn mạnh tôi rất tự tin, câu nói này 5 năm qua tôi không dám nói - Ảnh 4.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.