Bầu Đức trước thềm "năm tuổi": Câu chuyện hồi sinh năm 2022 và “Người ta nói không sai, nhưng người ta không hiểu HAGL mà thôi!”

25/01/2023 08:03
Trước khi bước vào "năm tuổi", 2022 được đánh giá là năm thành công của ông Đoàn Nguyên Đức - một doanh nhân tuổi Mèo.

Từ đỉnh cao rồi rơi xuống vực thẳm, tại sự kiện hồi tháng 9/2022 ở Khách sạn Rex (Tp.HCM), bầu Đức tuyên bố: “Chúc mừng Hoàng Anh Gia Lai đã thoát nạn!”.

Tuyên bố được đưa ra sau những nỗ lực của Công ty cho hành trình mới: Trồng chuối xuất khẩu, dùng chuối thải làm thức ăn chăn nuôi heo, ra mắt thương hiệu riêng thịt Heo ăn chuối Bapi của HAGL song song phát triển chuỗi cửa hàng Bapi Food.

Sự trở lại của HAGL và hành trình kinh doanh mới của bầu Đức

Điểm lại, từ sau khi chuyển giao công ty nông nghiệp là HAGL Agrico (mã chứng khoán: HNG) cho Thaco “cầm lái” vào đầu năm 2021, bầu Đức tâm sự đã nhẹ được gánh nặng nợ nần (dư nợ ngân hàng giảm từ 28.000 tỷ xuống 8.400 tỷ). Theo ông, đây là bước đi cần thiết để tốt cho cả hai bên:

+ Với HNG, là người tạo ra doanh nghiệp, bầu Đức nhấn mạnh mong muốn duy nhất là doanh nghiệp phát triển. Ông cũng gửi gắm cổ đông HNG tin tưởng vào sự dẫn dắt sắp tới của Thaco và đại diện là ông Trần Bá Dương.

+ Còn HAGL, thu hẹp quy mô và giảm nợ là điều kiện cần để gầy dựng lại, dĩ nhiên chính tay ông sẽ tái khởi nghiệp với HAGL trên nền tảng nông nghiệp.

Bầu Đức trước thềm năm tuổi: Câu chuyện hồi sinh năm 2022 và “Người ta nói không sai, nhưng người ta không hiểu HAGL mà thôi!” - Ảnh 1.

Từ mô hình trồng chuối xuất khẩu – dùng trái chuối thải làm công thức cám riêng nuôi heo...

Sang đầu năm 2022, bầu Đức công bố hành trình mới - chuỗi nông nghiệp khép kín với cốt lõi là quả chuối xuất khẩu, từ đó tận dụng chuối thải cho chăn nuôi, sau khi thí điểm và thành công công thức heo ăn chuối. Nhìn lại những năm thăng trầm của mình, bầu Đức cho biết có lẽ đến bây giờ cũng không còn sức để xông pha nữa, và dù rất khó khăn để đưa ra quyết định buông HNG, song sau tất cả đến nay bản thân ông đã có thể có giấc ngủ ngon.

Tập trung trồng chuối và nuôi heo, thoạt nghe rất dung dị so với những lĩnh vực trong quá khứ của HAGL, nhưng thực tế người cầm cương phải mất đến 10 năm mới tìm ra được. "Lúc phát hiện ra con heo ăn chuối, tôi đã không ngủ được", ông nói.

HAGL đã có thể tận dụng được hàng trăm tấn trái chuối thải (thông thường sẽ phải bỏ đi) để sản xuất cám nuôi heo trên quy mô công nghiệp (lên đến hàng trăm ngàn con heo mỗi năm). Mô hình này theo người trong cuộc là lần đầu tiên tại Việt Nam và thậm chí khu vực, bởi Philippines cũng được mệnh danh là quốc gia trồng nhiều chuối nhưng HAGL lợi thế là công thức cám độc quyền (do ông Trần Văn Dai, chuyên gia dinh dưỡng kiêm Thành viên HĐQT HAGL, nghiên cứu).

Bên cạnh đó, HAGL còn có lợi thế là đất đai rộng lớn ở vùng khí hậu mát mẻ Gia Lai, Heo ăn chuối nhờ vậy có chất lượng khác biệt heo trên thị trường. Song song, nhờ thức ăn đầu vào Công ty độc quyền công thức (35% từ quả chuối, bắp, đậu nành và vi lượng, tuyệt đối không có chất tăng trọng, khánh sinh), Heo ăn chuối Bapi hướng đến nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng hiện nay – thực phẩm sạch.

... Đến cuộc chơi thịt thương hiệu sạch - nhắm vào “nỗi đau” của người tiêu dùng

Đó cũng là cơ sở để HAGL nhảy vào cuộc chơi thịt thương hiệu. Nhu cầu thịt heo của người Việt Nam hàng năm lên đến 35 triệu con heo, tuy nhiên theo khảo sát thì thị trường đang rất bát nháo, nhiều nguồn cung và chất lượng không kiểm soát – đây cũng chính là “nỗi đau” của người tiêu dùng. Chưa kể, quy mô ngành thịt thương hiệu Việt lên đến 10 tỷ USD, song gần như sân chơi chính thuộc về thương hiệu ngoại. HAGL theo đó kỳ vọng sẽ trở thành một thế lực nội địa trong 2-3 năm tới.

Dĩ nhiên, chuyện kinh doanh khó có thể nói trước. Song cũng không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực đang dần quay về với HAGL, củng cố niềm tin cho chính đội ngũ lãnh đạo cũng như những cổ đông tin tưởng theo đuổi chiến lược mới của Công ty.

Thứ nhất, chỉ số kinh doanh tăng trưởng đều, bất chấp biến động của thị trường năm qua. Trồng chuối nuôi heo theo đó đều đặn mang về gần 4 tỷ lợi nhuận/ngày cho bầu Đức.

Bầu Đức trước thềm năm tuổi: Câu chuyện hồi sinh năm 2022 và “Người ta nói không sai, nhưng người ta không hiểu HAGL mà thôi!” - Ảnh 2.

Thứ hai, quy mô chăn nuôi heo cũng đã nâng lên gần 1.300 con xuất chuồng/ngày. HAGL cũng đang nuôi thí điểm gà, song song hoàn thiện nhà máy pha lóc công suất 1.200-1.500 con/giờ, nếu thành công Công ty đã có đầu ra là đối tác ngoại với khối lượng lớn, số còn lại sẽ dùng làm thịt thương hiệu Gà ăn chuối đi bộ Marathon bán tại chuỗi Bapi Food.

Hiện, hệ thống Bapi Food bên cạnh các thành phố lớn là Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã phát triển sang các tỉnh vệ tinh lân cận. HAGL còn bắt tay đưa sản phẩm Bapi vào các chuỗi hiện hữu như Lotte, T-Mart, HomeFarm, Fresh Market nhằm nhanh chóng nhân rộng độ phủ thương hiệu.

Công ty cũng vừa đưa vào vận hành nhà máy đóng gói heo Bapi (tại trụ sở ban đầu của HAGL ở Gia Lai), công suất 500 con heo/ngày.

Thứ ba, quy mô trồng chuối đến nay gần 7.000 ha (con số thống kê sau chuyến đi thực địa 3 nước vừa qua). Trong đó, bao gồm:

+ Hơn 2.000 ha tại Lào, do công ty con là Hưng Thắng Lợi quản lý;

+ 1.000 ha chuối tại Campuchia. Tại đây do khí hậu, thổ nhưỡng không thuận lợi, chuối từ tháng 12-tháng 6 năm sau sẽ xuất, vụ còn lại từ tháng 7-tháng 11 năm sau dùng cho chăn nuôi;

+ 4.000 ha chuối tại Việt Nam.

Công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng chuối, trong trường hợp quy mô chăn nuôi tăng đẩy nhu cầu tăng. HAGL sẽ trồng thêm chuối tại diện tích đất Lào, Campuchia. Do ở đây diện tích đất còn nhiều và liền mạch, trong khi đất trồng tại Việt Nam đã hạn chế và bị phân mảnh. Chi phí vận chuyển về Việt Nam chỉ khoảng 500 đồng/kg.

Cuối cùng, chỉ số tài chính cải thiện. HAGL năm qua nhờ dòng tiền từ kinh doanh đã trả nợ trước hạn tại BIDV. Dự kiến, cuối năm thu hồi nợ được từ Thaco, HAGL sẽ giảm dư nợ ngân hàng từ mức 8.000 tỷ hiện tại xuống còn 6.000 tỷ đồng.

Vấn đề lớn nhất hiện nay của Công ty là lỗ luỹ kế, khoảng hơn 3.500 tỷ đồng. Đây cũng là mấu chốt cho hành trình của HAGL, nếu xử lý được Công ty có thể huy động dòng vốn mạnh từ các đối tác (có khẩu vị về nông nghiệp sạch). Bởi, cái HAGL cần nhất hiện nay là tiền để đầu tư hệ thống hoá và mở rộng, khi nền tảng cơ sở đã có.

Quá khứ mang theo và bước đi thách thức trong định kiến xã hội

Dù có những thành công bước đầu, song hành trình mới của HAGL thực tế chỉ mới bắt đầu, và còn lắm gian truân. Không chỉ khó khăn từ ngành, thị trường, nguồn lực, HAGL và cả bầu Đức còn đang phải đối mặt với những hoài nghi của thị trường. Có lẽ, điều này xuất phát từ quá khứ mang theo.

Trong đó, với sản phẩm heo ăn chuối, rất nhiều người hoài nghi về quy mô khi không thể mường tượng được diện tích trồng chuối lên đến hàng ngàn ha, và số lượng quả chuối thải ra (do không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) hàng năm khoảng 200.000 tấn.

Chưa kể, việc sử dụng trái chuối làm thức ăn chăn nuôi theo quan điểm một vài chuyên gia dinh dưỡng là không thể. Từng trả lời, ông Trần Văn Dai không phủ nhận việc khó để thực hiện điều này, song HAGL đã nghiên cứu thành công và đây đang là yếu tố độc quyền của Công ty.

Cụ thể, một phần chuối chín được sử dụng để cho heo nái ăn trực tiếp. Phần chuối thải còn lại được HAGL tận dụng làm bột chuối với quy trình bao gồm cạo vỏ, cắt, phơi khô và nghiền thành bột. Bột chuối được dùng để trộn thức ăn cho heo, chiếm khoảng 30%. 70% thành phần khác là bắp, đậu nành, vi chất, thảo mộc…

Theo ông Dai, chuối là loài cây vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Cây chuối có nhiều dinh dưỡng, bao gồm đường, Kali, VitaminC… đặc biệt là hàm lượng chất xơ rất lớn với giá trị dinh dưỡng cao hơn tinh bột. Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã dùng thân, củ, quả của chuối để làm thức ăn cho heo. Tuy nhiên, cách chăn nuôi đó chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình và không có tiêu chuẩn dinh dưỡng rõ ràng.

Hàng chục năm làm trong ngành dinh dưỡng, ông Dai trăn trở về việc Việt Nam chưa có những hội đồng cố vấn dinh dưỡng như ở nước ngoài. Tại một số quốc gia phát triển còn có những hội đồng dinh dưỡng cho động vật. Vì vậy, dù đang vận hành việc kinh doanh của riêng mình nhưng ông vẫn nhận lời tham gia cùng bầu Đức, tâm huyết tạo được sản phẩm chất lượng cho thị trường Việt Nam.

“Mọi người thắc mắc bầu Đức đang làm gì? Nói nuôi heo rồi có nuôi heo không, nói trồng chuối rồi có trồng chuối không?”, bầu Đức cũng bày tỏ. Để làm rõ cho những nghi vấn trên, năm 2022 HAGL đã ba lần tổ chức chuyến đi thực địa cho một nhóm cổ đông, từ đó có thể tận mắt thấy tận tay sờ những sản phẩm nông nghiệp Công ty tuyên bố.

Bầu Đức trước thềm năm tuổi: Câu chuyện hồi sinh năm 2022 và “Người ta nói không sai, nhưng người ta không hiểu HAGL mà thôi!” - Ảnh 3.

Bỏ ngỏ về công cuộc xoay vần có lặp lại?

Nhìn từ quá khứ xoay vần của HAGL trong 10 lăn lộn với nghề nông, nghi ngờ về chiến lược dài hạn cho việc trồng chuối – nuôi heo là điều dễ hiểu. Chưa kể, từ việc tận dụng chuối thải để làm thức ăn, những tháng gần đây tỷ lệ chuối xuất giảm và thấp hơn nhiều so với chuối cho heo. Câu hỏi đặt ra: “Liệu HAGL đang trồng chuối xuất hay cho heo ăn?”.

Hồi đáp điều này, bầu Đức không phủ nhận đúng là tỷ lệ chuối dùng cho thức ăn đang tăng cao, song đó chỉ mang tính thời điểm. Nguyên nhân do các tháng vừa rồi rơi vào tháng mưa bão, chuối bị dập nhiều hơn dẫn đến bị loại bỏ nhiều hơn. Cần nhấn mạnh, chuối xuất khẩu phải đạt những tiêu chuẩn rất khắt khe về chất lượng, kích thước, màu sắc, bề ngoài… của nước sở tại.

Từ tháng 11, tỷ trọng chuối cho chăn nuôi/chuối xuất đã giảm đáng kể. Hiện, chuối xuất khẩu cũng đang vào cao điểm, giá tăng tốt và đâu đó đã đạt 11 USD/thùng (cao hơn 25% so với tháng 9/2022). Kỳ vọng Trung Quốc sau khi mở cửa, cùng với nhu cầu tăng do mùa đông lạnh sẽ thúc đẩy giá chuối cũng như sản lượng xuất khẩu tăng và đạt đỉnh vào tháng 2 tới.

Trở lại với công cuộc xoay vần trong quá khứ, hay những sự cố đình đám liên quan đến hồi tố lỗ… bầu Đức thẳng thắn cho biết bởi lúc đó rất khó khăn, và Công ty bị đứt đoạn về dòng tiền. Trong chuyến thực địa mới đây (diễn ra từ ngày 7-11/12/2022), ông nói: “Tôi không bao giờ chơi chứng khoán, không bao giờ có tài khoản riêng để trục lợi cho bản thân”. Tất cả những điều ông làm đều vì HAGL, và ông trụ đến hôm nay cũng vì thương hiệu HAGL.

Bầu Đức trước thềm năm tuổi: Câu chuyện hồi sinh năm 2022 và “Người ta nói không sai, nhưng người ta không hiểu HAGL mà thôi!” - Ảnh 4.

Thái độ của bầu Đức trước khen – chê

Là người từ trên đỉnh cao và thất bại, bầu Đức tâm sự ông đã trải qua đủ loại cay đắng. Và, thất bại thì chịu.

“Có thời điểm tôi không dám ra ngoài, không dám đi uống cà phê. Người ta nói tôi không biết quản trị, khi mình thất bại, người ta có quyền nói. Nhưng kinh doanh hay quản trị thì tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường cả thời điểm. Chưa kể, mỗi người lãnh đạo cũng có một cá tính riêng, nên cách quản trị của mỗi người là riêng biệt”, ông chia sẻ.

Từng khẳng định với cổ đông tại ĐHĐCĐ đầu năm nay, người đứng đầu HAGL cho biết trong kinh doanh đúng không ai nói trước điều gì, ai cũng có thể ngã ngựa. Nhưng HAGL đã ngã ngựa rồi nên không để bản thân ngã ngựa một lần nữa.

Ghi nhận sau chuyến thực địa, theo các cổ đông, HAGL đã cơ bản hoàn thiện được cơ sở cho chuỗi nông nghiệp khép kín, vấn đề bây giờ là có tiền đầu tư sẽ đẩy mạnh đồng thời quy trình hoá khâu vận hành, đưa công nghệ vào để quản trị chặt chẽ hơn.

Một số ý kiến cũng kiến nghị việc bầu Đức phân quyền, vì dù bản thân ông rất sát sao với Công ty, thuộc đường đi từng khu vực trong vùng nuôi trồng… nhưng cần thiết có đội ngũ hỗ trợ cũng sát sao, đồng thời là thế hệ chuyển giao cho giai đoạn tiếp theo của Công ty.

Đến nay, cùng với lợi nhuận tạo ra từ nông nghiệp, người đứng đầu HAGL đang kỳ vọng thúc đẩy tiến độ phát hành riêng lẻ sắp tới (đã có đối tác mua, phương án sử dụng vốn, chốt giá bán…). “Người ta nói không sai, nhưng người ta không hiểu HAGL mà thôi”, bầu Đức nói thêm.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
3 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
3 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
4 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.