Theo ông Đỗ Quang Hiển, 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là DNNVV, giải quyết đến 40 - 45% công ăn việc làm và GDP của cả nước. Tuy nhiên, đây lại là khu vực rất "mong manh và dễ vỡ".
Điều đó thể hiện trong việc các doanh nghiệp này đang phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, thiếu và yếu tính chủ động.
Ông nhấn mạnh: doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có đầu vào, đầu ra thị trường.
"DNNVV rất thiếu và yếu trong lĩnh vực này. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng chỉ tập trung vào một vài số thị trường lớn, tập trung cả nước ngoài và trong nước".
Tuy nhiên, những thị trường chiếm kim ngạch lớn hiện cũng đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy, nếu không có thay đổi ngay sẽ khó phát triển sau khi dịch bệnh đi qua.
Theo ông, TP. Hà Nội đang có nhiều quỹ như: Quỹ xúc tiến thương mại; Quỹ môi trường; Quỹ đào tạo. Những quỹ này thì các doanh nghiếp rất cần về tiêu chí, tiêu chuẩn tiếp cận nhưng rất khó.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vào thời đểm này cần đổi mới công nghệ, sản phẩm, quản lý quản trị. Chính vì vậy, ông để nghị thành phố nên sử dụng khai thác hết các quỹ trong lúc này.
Mong trong thời điểm này, thành phố ưu tiên bổ sung cho quỹ này để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp – ông nói.
Liên quan đến vấn đề thuế, ông Hiển đề nghị đối với các DNNVV, thành phố cần kiến nghị với Chính phủ giảm thuế trong đợt dịch bệnh từ nay cho đến sau thời kỳ của dịch bệnh.
Về Đề án 20 khu, cụm công nghiệp nhưng thủ tục triển khai đang bị chậm ông Hiền đề nghị đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ kịp thời để tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh.
Đối với một số doanh nghiệp trong hiệp hội như Công ty May 10 có đơn hàng 400 triệu chiếc khẩu trang xuất khẩu, ông để xuất Thành ủy Hà Nội kiến nghị với Chính phủ để doanh nghiệp có thể xuất khẩu mặt hàng này.