Thành phố ma Fukushima giờ trở thành tâm điểm du lịch tại Nhật Bản
Du lịch hạt nhân là xu hướng đang phát triển ở Nhật Bản
Người dân địa phương hy vọng du lịch sẽ giúp hồi sinh thị trấn và thay đổi quan điểm mọi người về nguy cơ của bức xạ.
Một số vẫn lo ngại về tác hại tiềm ẩn của thảm họa hạt nhân trong quá khứ. Để dọn dẹp sạch sẽ, bao gồm việc loại bỏ nhiên liệu uranium tan chảy, người ta ước tính có thể mất bốn thập kỷ và tốn vài tỷ đô la Mỹ một năm.
"Thảm họa đã xảy ra và vấn đề bây giờ là cách chúng ta xây dựng lại cuộc sống", Okamoto nói sau khi nhóm của anh dừng lại ở Tomioka, cách nhà máy hạt nhân 10 km về phía nam. Anh ấy dẫn đoàn du lịch tới đây hai lần một tuần.
Những người dân quay trở lại với hy vọng du lịch sẽ giúp hồi sinh thị trấn và giảm bớt lo ngại về bức xạ
Những biển báo điện tử trên đường cao tốc đến Tomioka cho thấy bức xạ xung quanh khu vực Fukushima cao gấp 100 lần so với các khu vực khác.
Louie Ching, 33 tuổi, lập trình viên người Philippines, cùng hai người Philippines khác và một người đàn ông Nhật Bản từng đến thăm Chernobyl năm ngoái đã chi 23.000 yên (gần 5 triệu đồng) cho một chuyến tham quan Fukushima trong ngày.
Khách du lịch từ Philippines và hướng dẫn viên Takuto Okamoto nhìn từ một chiếc xe trong khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, tại thị trấn Futaba, tỉnh Fukushima
Thị trấn Namie, Fukushima chào đón những đoàn khách du lịch
Điểm đến đầu tiên cho những người đến tham quan Fukushiman là Namie, một thị trấn cách phía bắc nhà máy 4 km về phía bắc. Ở đây, người dân bắt đầu quay trở lại vào năm ngoái sau khi chính quyền dỡ bỏ những lệnh cấm. Cho đến nay, chỉ có khoảng 700 trong số 21.000 người dân trở lại - một tỷ lệ tương tự như của các thị trấn ma gần khu vực hạt nhân.
Ông Mitsuru Watanabe, 80 tuổi và vợ Rumeko, 79 tuổi là cư dân cũ ở đây nhưng không có kế hoạch trở lại đây sống. Họ chỉ ở trong thị trấn để dọn dẹp nhà hàng đã bị đóng cửa và họ trò chuyện với khách du lịch trong khi đang làm việc.
Nhiều người dân quay trở lại chỉ để dọn dẹp lại nhà hàng đã bị đóng cửa
"Chúng tôi đã từng thu về khoảng 100 triệu yên một năm ( tương đương hơn 20 tỷ đồng )", Mitsuru nói khi mời khách du lịch vào trong. Bên trong có một lịch treo tường của 2011 và các đơn đặt hàng chưa được hoàn thành vẫn còn trên một tấm bảng trong nhà bếp kể từ ngày sơ tán.
"Chúng tôi muốn mọi người đến. Họ có thể về nhà và chia sẻ với mọi người về chúng tôi", Mitsuru chia sẻ bên cạnh những cái bàn bụi bặm.
Nhóm của Okamoto sau đó đã đến thăm bờ biển nơi đã từng có rất nhiều người bị chết vì sóng thần. Những cánh đồng lúa bị bỏ hoang, một vài ngôi nhà hoang và trường tiểu học Ukedo là tất cả những gì còn lại.
Sau một bức tường biển ở rìa vùng bức xạ, tỉnh Fukushima dự định xây dựng một công viên tưởng niệm và trung tâm lưu trữ rộng 5.200 mét vuông với màn hình video và các cuộc triển lãm về trận động đất, sóng thần và thiên tai hạt nhân.
Những bảng quảng cáo tham quan Fukushima tại văn phòng chính quyền tỉnh Fukushima
Chính phủ đầu tư các tour du lịch tới Fukushima
"Đây sẽ là điểm khởi đầu cho du khách", Kazuhiro Ono, phó giám đốc du lịch của tỉnh cho biết. Văn phòng du lịch Nhật Bản cũng nhận tài trợ cho dự án này.
Ono mong muốn thu hút khách du lịch nước ngoài đến Fukushima. Có hơn 70 triệu du khách nước ngoài tới Nhật Bản năm ngoái, gấp ba lần con số trong năm 2011. Khoảng 94.000 người đang ở Fukushima.
Tokyo Electric sẽ cung cấp tài liệu cho các đơn vị tổ chức du lịch, mặc dù ngân sách cuối cùng cho dự án vẫn chưa được hoàn thành.
Bức tượng đá của Jizo thương tiếc cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần tại một khu vực bị tàn phá bởi thảm họa tại thị trấn Namie
"Một số người đã đề xuất một khu vực nướng thịt ngoài trời hoặc một lối đi dạo", Hidezo Sato - thương gia ở Namie, người dẫn đầu một nhóm cư dân cho biết. Hình dán "1" trên đồng hồ đo bức xạ quanh cổ anh cho thấy anh là người đầu tiên quay trở lại thị trấn.
Hướng dẫn viên Katsuaki Shiga kiểm tra mức độ bức xạ tại Công viên Joroku, gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima
"Sẽ không thể tránh khỏi việc du khách chỉ đến vì có cơ hội khoe khoang việc đến gần nhà máy. Nhưng ít ra là họ đã tới", Sato nói. Các máy kiểm tra phóng xạ cầm tay sẽ giúp giảm bớt lo ngại bức xạ.
Những nỗi lo bỏ ngỏ
Mayumi Matsumoto, 54 tuổi, đang đứng tân trang bên ngoài một trang trại để gia đình bà có thể quay trở lại, nói rằng bà không thoải mái về công viên và các đoàn khách du lịch.
"Chúng tôi đã không nhận lại được gì sau những chuyện xảy ra tại nhà máy và bây giờ thì không phải lúc để du lịch", bà nói.
Matsumoto đã trở lại trong một ngày để tổ chức một sự kiện trồng lúa cho khoảng 40 sinh viên đại học. Sau đó họ tham quan Namie bằng hai chiếc xe buýt, bao gồm một trạm dừng ở giàn giáo gần công viên tưởng niệm, nơi có thể xem cần cẩu của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Sinh viên các trường đại học ở Tokyo trồng lúa gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi
Matsumoto cảm thấy Tokyo Electric rất "phức tạp", bởi vì công ty đáng ra phải chịu trách nhiệm về thảm họa và phải giúp gia đình cô đối phó với hậu quả của nó. Một trong những người con trai của cô làm việc trong các dự án vì cộng đồng nhưng phải đối mặt với sự khó chịu từ những người dân địa phương.
"Thật tốt khi mọi người muốn đến Namie thay vì chỉ muốn đến gần nhà máy hạt nhân. Tôi không muốn nó chỉ là một biểu tượng", Matsumoto nói.
Okamoto không phải là hướng dẫn viên duy nhất cung cấp các tour du lịch trong khu vực. Anh hy vọng rằng khách hàng của anh sẽ đi xa hơn việc chỉ chụp vài bức ảnh.
Khách du lịch từ các trường đại học của Tokyo thương tiếc cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại một khu vực bị tàn phá bởi thảm họa, gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Tokyo Electric Power Co
Okamoto, người đã theo học đại học ở một tỉnh lân cận cho biết: "Nếu mọi người tự nhận ra thiệt hại do sóng thần và nhà máy hạt nhân gây ra, họ sẽ hiểu rằng chúng tôi cần ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Đây là một hành động vì cộng đồng chứ không đơn thuần là mục đích kinh doanh. Cho đến nay, chúng tôi đã không gặp bất kỳ sự phản đối nào từ người dân địa phương".
Nguồn: Asahi