BĐS Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tốc đón sóng hạ tầng

09/11/2021 08:00
Với hàng loạt các dự án hạ tầng đã, đang và sẽ được triển khai nhằm đưa kinh tế khu vực ĐBSCL vươn lên vị thế mới, thị trường BĐS nơi đây mặc dù đứng trước nhiều thử thách trong bối cảnh đại dịch Covid nhưng vẫn cho thấy được nhiều cơ hội đầu tư lớn.

Hạ tầng – Chìa khóa phục hồi kinh tế ĐBSCL hậu Covid

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thúc đẩy xây dựng hạ tầng, tăng cường liên kết vùng chính là đòn bẩy quan trọng bậc nhất trong việc phục hồi kinh tế hậu Covid. Khu vực nào làm tốt vấn đề liên kết và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế vốn có của các địa phương, từ đó tạo điều kiện phục hồi kinh tế nhanh chóng.

Là một trong những khu vực nhận được nguồn vốn đầu tư nhiều nhất, ĐBSCL đã và đang cho thấy được nhiều triển vọng thay đổi bộ mặt khu vực. Tính từ 2016, hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đã được triển khai: Cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh… Các dự án này góp phần không nhỏ trong việc tăng cường liên kết thị trường và phát triển kinh tế của các địa phương.

Chỉ tính riêng về giao thông vận tải, nếu giai đoạn 2011 - 2015, số vốn đầu tư cho ĐBSCL chỉ chiếm 12,26% đầu tư thực hiện của cả nước thì giai đoạn 2016 - 2020, con số này đã tăng lên 15,5%. Dự kiến, trong giai đoạn tiếp theo, ĐBSCL sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chiếm tỉ lệ 20% trên tổng số vốn đầu tư vào GTVT của cả nước.

Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, giai đoạn năm 2021 - 2025, tổng số vốn được rót vào khu vực ĐBSCL sẽ đạt xấp xỉ 388.000 tỷ. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến là bức tranh hạ tầng gồm 1.000 km đường bộ, hơn 15.000 km đường biển, gần 60 cảng thủy nội địa và 2 cảng biển nước sâu sẽ được đưa vào hoạt động.

Dễ dàng nhận thấy, trong tương lai, diện mạo của ĐBSCL sẽ được cải thiện ngoạn mục nhờ sự kết nối đồng bộ các phương thức vận tải, trở thành động lực phát triển kinh tế to lớn, tạo động lực lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành nghề, lĩnh vực bứt phá.

BĐS Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tốc đón sóng hạ tầng - Ảnh 1.

Quy hoạch cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm tới

Các dự án BĐS khu vực ĐBSCL lần lượt tăng tốc đón sóng hạ tầng

Có thể thấy, ĐBSCL đang ở thời điểm vàng của nền kinh tế khi các địa phương đã bắt đầu khống chế được dịch bệnh, nới lỏng giãn cách và từng bước phục hồi sản xuất. Vì vậy, nếu biết nắm bắt đầu tư vào thị trường này càng sớm, khả năng sinh lời càng cao.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác khiến thị trường BĐS ĐBSCL trở nên hứa hẹn hơn bao giờ hết chính là nhờ làn sóng hồi hương từ TP HCM về quê lập nghiệp do phải chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, kéo theo nhu cầu ở thật, ở an toàn của cư dân ĐBSCL được chú trọng. Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2020 và dự báo thị trường bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 tổ chức tại Cần Thơ hồi đầu năm, các chuyên gia cũng dự báo đến cuối năm 2021 mức giá nhà ở tại ĐBSCL sẽ tăng từ 15 - 20%, thị trường bất động sản ở đây cũng sẽ nhiều triển vọng hơn các khu vực khác.

Là một trong những đô thị thu hút dân cư bậc nhất tại khu vực ĐBSCL, thị trường BĐS TP Sa Đéc đang chứng minh sức hút mạnh mẽ nhờ sở hữu hệ thống hạ tầng đô thị toàn diện. Trong đó, hệ thống giao thông nội đô đã gần như hoàn thiện với một loạt các dự án như cầu Sa Đéc 2, đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, đường Hùng Vương nối dài, đường Trường Sa, Hoàng Sa. Ngoài ra, tuyến cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành vào năm 2025 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Sa Đéc đi các trung tâm kinh tế, hoàn thiện mạng lưới giao thông liên vùng.

Hạ tầng giao thông hoàn thiện kéo theo dòng vốn đầu tư vào công nghiệp và thương mại, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, phục vụ nhu cầu ở và kinh doanh tại Sa Đéc. Đây chính là một trong những yếu tố giúp dự án FLC La Vista Sadec - Khu đô thị quy mô bậc nhất thành phố Sa Đéc tái khởi động, tăng tốc đón sóng đầu tư sau dịch.

BĐS Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tốc đón sóng hạ tầng - Ảnh 2.

FLC La Vista Sadec hình thành nơi an cư lý tưởng cùng hoạt động kinh doanh sầm uất

FLC La Vista Sadec sở hữu vị trí đắc địa khi nằm ngay mặt đường Nguyễn Sinh Sắc (thuộc quốc lộ 80A), kết nối thuận tiện tới các tuyến đường huyết mạch như QL80, tuyến N2... Thêm vào đó, vị thế trung tâm ngay cạnh hệ thống trường học, trung tâm thương mại, công viên… giúp hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của cư dân khu đô thị thêm thuận lợi và sôi động.

Với hệ thống chuỗi 11+ tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Sa Đéc và hai dòng sản phẩm shophouse, shopvilla có thiết kế, công năng hiện đại, FLC La Vista Sadec hứa hẹn sẽ là trung tâm giao thương, an cư, giải trí lý tưởng tại thủ phủ hoa Sa Đéc.

FLC La Vista Sadec

Chủ đầu tư: Tập đoàn FLC

Vị trí: Phường Tân Phú Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp

Đơn vị Quản lý và Phát triển Dự án: FLC DigiCom

Đại lý Phân phối độc quyền Dự án: Euro Group

Hotline: 0398 344 668 Website: flcsadec.flcdigicom.vn

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
4 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
4 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
15 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
16 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
17 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
18 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.