Vị hoàng tử Qatar này là chủ sở hữu từ các mảnh vũ khí thời kỳ Mughal thế kỷ 17 đến đồ trang sức Cartier thế kỷ 21. Al-Thani đang đưa bán hơn 300 món đồ quý giá trong cuộc đấu giá được mong đợi của Christie’s ngày 19 tháng Sáu. Christie’s là một nhà đấu giá rất nổi tiếng ở Anh.
Shah Jahan, hoàng đế Mughal thứ năm, sống hoàn toàn trong nhung lụa, thừa thãi quá mức. Đầu thế kỷ 17, ông cai trị một vương quốc trải dài khắp nơi hiện là Ấn Độ và Pakistan. Ngai vàng Peacock Throne, một chiếc ghế được nạm kim cương, hồng ngọc, ngọc lục bảo, ngọc bích và ngọc trai hình quả lê 50 cara, trở thành một trong những biểu tượng của vị "Chúa tể của thế giới". Ông là cha của hơn một chục đứa con và lấy 11 người vợ. Khi người vợ yêu quý nhất của ông, Mumtaz Mahal, qua đời năm 1631, ông đã cho xây dựng một lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng để chôn cất. Phải mất 22 năm và hơn 20.000 lao động để xây dựng nơi an nghỉ cuối cùng Mumtaz được gọi là Taj Mahal.
Trong suốt những thế kỷ sau đó, các đồ trang sức quý giá lấp lánh của Shah Jahan và các Maharajah Mughal (các vương công, hoàng đế) khác là một trong những viên đá quý và đồ tạo tác quý giá nhất trên thế giới. Và không có một "thợ săn kho báu" nào được sở hữu một bộ sưu tập ấn tượng bằng với Sheikh Hamad bin Abdullah Al-Thani.
Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ, Sheikh Hamad bin Abdullah Al Thani đã trở thành một trong những nhà sưu tập nghệ thuật và trang sức lớn nhất trên thế giới.
Những cổ vật được định giá cao nhất của bộ sưu tập "Mahar Maharajas and Mughal Magnificence", là một con dao găm bằng thép từ thế kỷ 17, được chế tạo cho Shah Jahan, cùng một bức tượng bán thân từng thuộc sở hữu của Samuel Morse. Con dao găm là một trong những điểm nhấn chính của cuộc đấu giá ", William Robinson, giám đốc nghệ thuật Hồi giáo của Christie cho biết.
Nhiều đồ vật giá trị khác lại thuộc về thể loại khác. Bộ sưu tập gồm: một bộ cờ mà các quân cờ được trang trí bằng ngọc lục bảo và hồng ngọc; Kim cương Golconda hồng 10,5 cara, được lấy từ các mỏ cổ xưa ở miền đông Ấn Độ; và viên kim cương Arcot II, 17,2 carat thuộc sở hữu của Nữ hoàng Charlotte của Anh từ năm 1777. Ngoài ra còn có một loạt các mặt đá nhiều màu sắc, trâm cài, dây chuyền, tranh, nhẫn, vòng đeo tay, bông tai, đồng hồ bỏ túi, kiếm, sừng bột và một trang sức giống như dụng cụ hút shisha có tên "hookah".
Sự kiện đấu giá bộ sưu tập dự kiến sẽ mang lại hàng chục triệu đô la, đến chín con số, có thể trở thành một cuộc bán đồ trang sức lớn nhất mọi thời đại.
Bộ sưu tập còn rất nhiều đồ vật có giá trị bao gồm cả một sáng tạo có giá trị khác của Cartier, một chiếc trâm cài áo lệch trang điểm bởi bốn viên kim cương lớn, hai viên có kích thước hơn 20 carat và những viên còn lại nhỏ hơn một chút. Chiếc trâm cài được chế tác để dành cho Giám đốc hãng kim cương De Beers, Solomon "Solly" Barnato Joel. Ông đến Cartier năm 1912 với những viên đá quí tốt nhất lấy từ các mỏ ở Nam Phi của mình và ủy thác cho thợ kim hoàn biến chúng thành một thứ gì đó đẹp. Chiếc trâm cài, được trưng bày tại Bảo tàng Victoria và Albert năm 2017 và tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh một năm sau đó, được dự đoán sẽ có giá từ 10 triệu đến 15 triệu USD. Đây là đồ trang sức quý giá ước tính giá trị lớn nhất trong phiên đấu giá của Al-Thani.
Chiếc trâm cài áo lệch toàn kim cương của Cartier.
Sự vĩ đại trong công cuộc sưu tập đồ trang sức quý giá bậc nhất thế giới của Al-Thani còn được thể hiện về mặt thời gian sưu tập. Ông đã sở hữu bộ sưu tập có một không hai này chỉ mới từ một thập kỷ trước.
Tháng 10 năm 2009, người phụ trách của Bảo tàng Victoria và Albert tại London, Amin Jaffer, đã mời Al-Thani đến một cuộc triển lãm có cái tên: "Maharaja: Sự huy hoàng của Tòa án Hoàng gia Ấn Độ". Al-Thani, chưa từng đến Ấn Độ, đã chấp nhận lời mời của Jaffer và thấy mình bị mê hoặc bởi sự sang trọng và nghệ thuật được trưng bày.
Vàng, hồng ngọc, ngọc lục bảo và kim cương bao quanh Al-Thani, nhưng có một thứ nổi bật. "Không nghi ngờ gì nữa, tác phẩm khiến tôi ấn tượng nhất là món trang sức viên sapphire Mughal được trao cho Đô đốc Charles Watson ", Al – Thani nói với Forbes năm 2014. Đó là một món trang sức thật sự tuyệt vời, một giọt nước mắt ngọc lục bảo và hồng ngọc được sắp xếp xung quanh một viên sapphire màu xanh biển. Và từ đó trở đi, cùng với sự giúp sức của Jaffer, Al-Thani đã nhanh chóng trở nên say mê mới việc tìm kiếm những đồ quý giá.
Al-Thani đã chi hàng triệu đô la để mua những thứ quý hiếm trên khắp thế giới, khoảng 6.000 món đồ. Những mẩu đồ bằng ngà từ bình nguyên Lưỡng Hà cổ đại, đồ sứ thời nhà Minh, bạc Ý, mặt nạ Maya bằng ngọc bích. Đây là một bộ sưu tập bách khoa, J. Jaffer nói.
32 quân cờ được mạ vàng và trang trí bằng hồng ngọc.
Một số tài sản của Al-Thani được trưng bày trước công chúng, trong đó có triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại New York 5 năm trước. Tại buổi triển lãm này, mặc dù số đồ vật được trưng bày không nhiều chỉ khoảng 63 món nhưng đã lại để lại một ấn tượng sâu đậm với người thăm quan và cả với người phụ trách bảo tàng, Navina Haidar. Haidar cho rằng: "Đây là một trong số ít những bộ sưu tập tư nhân hàng đầu trên thế giới."
Bắt đầu từ năm tới, Al-Thani có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm luân phiên trong một không gian cố định tại khách sạn de la Marine ở Paris.
Đối với Al-Thani, việc bán đi một phần của bộ sưu tập là một cách để gây quỹ. Số tiền thu được dùng để mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa những món đồ trang sức của ông.