Bên trong khu ký túc xá S11 - Ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore

Habibur Rahman sinh sống cùng 11 lao động nhập cư khác trong một căn phòng tại ký túc xá S11 ở Singapore. Anh đang kêu gọi mọi người trong toà nhà giữ khoảng cách và dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đang càn quét khu vực này.
Bên trong khu ký túc xá S11 - Ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore - Ảnh 1.

Công nhân nhập cư xếp hàng để lấy thực phẩm tại ký túc xá S11 tại Punggol, Singapore. Ảnh: Reuters

Người đàn ông Bangladesh 25 tuổi này là một trong hàng nghìn công nhân, chủ yếu là người Nam Á, đến Singapore để kiếm kế sinh nhai giúp gia đình họ có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, họ đang phải cách ly theo yêu cầu của chính phủ. Họ phải chiến đấu với sự hiu quạnh, nỗi thất vọng và lo lắng trong 4 bức tường chật chội tại khu ký túc xá rộng lớn S11 Punggol, nơi có đến 1.977 trường hợp mắc bệnh trong tổng số 8.014 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Singapore.

“Nếu một người bị mắc bệnh, virus sẽ dễ dàng lây sang nhiều người khác. Hiện tại, chúng tôi đang tự cách ly trong phòng của mình. Mọi người đều sợ hãi. Chúng tôi chỉ còn cách cầu nguyện 5 lần một ngày”, anh Rahman nói.

S11 là một trong nhiều khu nhà tập thể nằm ở rìa thành phố hiện đại của Singapore, nơi có hơn 300.000 lao động nhập cư đến từ Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Họ chủ yếu là đàn ông, sống trong các căn phòng chội với khoảng 12 đến 20 người, làm việc với mức lương ít nhất 20 SGD/ ngày (khoảng 320.000 đồng).

Những ký túc xá này nằm trong các khu vực mà khách du lịch hiếm khi ghé thăm. Hiện tại, số người mắc COVID-19 tại đây chiếm hơn 75% tổng số các trường hợp mắc bệnh trên khắp cả nước, sau khi Singapore ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới từ hôm 20/4. Theo thông báo của Chính phủ Singapore, cho đến nay, đã có 19 ký túc xá bị cách ly. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của hàng chục nghìn công nhân.

Bên trong khu ký túc xá S11 - Ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore - Ảnh 2.

Quần áo được phơi bên ngoài các căn phòng tại ký túc xá của công nhân. Ảnh: Reuters

 

Các nhóm nhân quyền cho biết tình hình dịch bệnh tại những ký túc xá đã phơi bày sự yếu kém trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của quốc gia Đông Nam Á này. Các nhà phê bình cũng cho rằng việc cách ly quy mô lớn như vậy có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus trong các toà nhà. Công ty điều hành ký túc xá S11, Bộ Nhân lực và Bộ Y tế Singapore hiện vẫn chưa có phản hồi trước những bình luận này.

Tuy nhiên, chính phủ Singapore cho biết họ đã đưa ra các biện pháp phòng dịch đối với các khu nhà ở của người nhập cư kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát hồi tháng 1. Ngày 21/4, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, mặc dù phải đối mặt với “những thách thức rất khó khăn” từ sự gia tăng các ca mắc bệnh, nhưng Singapore vẫn đang kiểm soát tốt ổ dịch.

Bên trong khu ký túc xá S11 - Ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore - Ảnh 3.

Một công nhân nhập cư nằm trên mặt đất phía sau hàng rào ký túc xá S11, Punggol, Singapore. Ảnh: Reuters

 

Hãng tin Reuters đã trò chuyện với 12 cư dân tại khu tập thể S11 sống trong một dãy các toà nhà thấp có màu sắc khác nhau sau hàng rào thép.  Các công nhân cho biết họ chỉ rời khỏi phòng khi đi tắm và lấy đồ ăn giao đến. Phần lớn thời gian họ xem phim trên điện thoại, giặt quần áo ngoài ban công hoặc gọi điện gọi người thân ở quê hương.

Một số cư dân S11 đã phàn nàn về điều kiện vệ sinh tại đây. Họ cho rằng công tác phòng ngừa dịch bệnh trong ký túc xá còn hạn chế. Tuy nhiên, nhiều người khác đã ca ngợi phản ứng của Chính phủ Singapore. Nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy lo lắng trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao.

Bên trong khu ký túc xá S11 - Ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore - Ảnh 4.

Công nhân đứng trên ban công của ký túc xá S11 tại Punggol. Ảnh: Reuters

Đối với Nayem Ahmed, một công nhân xây dựng 26 tuổi đến từ Bangladesh, nỗi sợ hãi càng tăng lên khi một người bạn cùng phòng với anh bị mắc bệnh.

Hôm 8/4, Ahmed thức dậy có triệu chứng sốt, anh đã lập tức báo cho nhân viên y tế trong ký túc xá. Họ đã xét nghiệm cho anh và Ahmed được chuyển đến một cơ sở cách ly bên ngoài ký túc xá. Hai ngày sau, anh được thông báo kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

“Tôi không thể diễn tả cảm xúc của mình khi nghe được điều đó. Tôi đã nghĩ mình sẽ không thể sống nữa”, anh chia sẻ.

Ahmed cho biết anh đã được uống thuốc hạ sốt, xét nghiệm máu và chụp X-quang trong bệnh viện. Sau vài ngày, anh được chuyển đến trung tâm hội nghị Expo, nơi được chuyển thành khu vực chăm sóc những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.

“Tôi cảm thấy như mình có một cuộc sống mới”, Ahmed nói và cho biết anh rất biết ơn Chính phủ Singapore đã cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đồ ăn cho anh. Họ cũng đảm bảo các công nhân cách ly vẫn được trả lương. Tuy nhiên, anh cho rằng chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết các nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong ký túc xá.

Bên trong khu ký túc xá S11 - Ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore - Ảnh 5.

Một công nhân nói chuyện qua hàng rào với người bạn tại ký túc xá của S11 Punggol, ổ dịch COVID-19 lớn nhất Singapore. Ảnh: Reuters

“Ký túc xá rất đông đúc và mất vệ sinh. Không có gì ngạc nhiên khi các ký túc xá đã trở thành một điểm nóng của các ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Hiện tại, chúng tôi đang phải trả giá”, anh nói.

Bộ Nhân lực cho biết họ đã phải đối mặt với nhiều thách liên quan đến vệ sinh và cung cấp thực phẩm trong khu ký túc xá khi bắt đầu cách ly. Tuy nhiên, họ đã phối hợp cùng các nhà điều hành để cải thiện điều đó.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
51 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
39 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
47 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
15 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.