Bí ẩn "vai trò" của NASA trong nền kinh tế Mỹ: Giá trị mang lại nhiều hơn cả tiền bạc

07/11/2022 12:53
Sử dụng những khoản đầu tư khổng lồ, NASA mang lại gì cho nền kinh tế Mỹ và thế giới?

NASA gần đây đã công bố bản báo cáo tác động kinh tế hàng năm thứ 2, đưa ra số tiền mà cơ quan vũ trụ mang lại cho nền kinh tế Mỹ. Ba điểm đáng lưu ý nhất là NASA đem lại 71,2 tỷ USD cho nền kinh tế, duy trì 339.600 việc làm trên toàn quốc và tạo ra gần 7,7 tỷ USD thu nhập từ thuế liên bang, thuế tiểu bang và thuế địa phương. Lợi ích kinh tế do NASA tạo ra được trải rộng trên tất cả 50 tiểu bang. Xét tới việc ngân sách tài chính năm 2021 của NASA là 23,3 tỷ USD, cơ quan không gian này dường như có lợi tức đầu tư khá lớn.

Tuy nhiên, dù ấn tượng như vậy, nhưng các số liệu chưa thể hiện tất cả những "mặt tối" của NASA. Số lượng công việc NASA tạo ra là một số liệu không chính xác để xác định giá trị của cơ quan vũ trụ này.

Theo The Hill, hệ thống phóng tàu vũ trụ vào không gian cực kỳ đắt đỏ, bị chậm tiến độ đang tạo ra rất nhiều việc làm cho NASA tại các bang và khu vực quan trọng. Chi phí bị đội lên cao, thi công không hoàn thành đúng tiến độ đang cản trở mục tiêu chính của chương trình Artemis, đó là đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng và cuối cùng là lên sao Hỏa và xa hơn nữa.

Bí ẩn vai trò của NASA trong nền kinh tế Mỹ: Giá trị mang lại nhiều hơn cả tiền bạc - Ảnh 1.

Báo cáo nêu ra một số lí giải rằng NASA cần đầu tư lâu dài để tạo ra những bước ngoặt công nghệ. NASA đang tập trung vào nghiên cứu các "khu vườn thẳng đứng" trong nhà, một công nghệ được phát triển để các phi hành gia tự trồng thức ăn trên các trạm vũ trụ, căn cứ mặt trăng và các chuyến du hành liên hành tinh dài ngày. Trang trại trong nhà cũng tạo ra khả năng cho người dân trồng rau ở các trung tâm đô thị, sử dụng ít nước hơn, trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng 24/7.

Ngoài ra, cũng có những lí giải khác cho hoạt động của NASA và giá trị mà cơ quan vũ trụ này mang lại.

NASA trước hết là một cơ quan khoa học. Nó tiến hành các thí nghiệm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), từ nghiên cứu y sinh đến in 3D, có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế. Nhưng một số hạng mục mà cơ quan vũ trụ này thực hiện - chẳng hạn như nghiên cứu địa chất Mặt trăng và Sao Hỏa và quay lại những hình ảnh ngoạn mục đó từ Kính viễn vọng Không gian Hubble và James Webb - rất khó để "quy ra tiền". Kiến thức có giá trị vốn có của riêng nó và đáng để bỏ ra một số tiền để theo đuổi.

Thử nghiệm gần đây mà NASA thực hiện để chuyển hướng đường đi của một tiểu hành tinh là một ví dụ về khoa học mang lại lợi ích trực tiếp cho thế giới. Sứ mệnh DART và một kính viễn vọng mới để phát hiện các tiểu hành tinh đang tiến gần Trái đất có thể cứu nhân loại khỏi số phận giống như loài khủng long.

Tri thức cho nhân loại

Giám đốc NASA Bill Nelson, trong một bài viết gần đây, đã đề cập đến một trong những lợi ích thương mại của cơ quan vũ trụ. Chương trình Phi hành đoàn thương mại đã biến SpaceX không chỉ trở thành một nhà cung cấp dịch vụ cho các phi hành gia và hàng hóa đến và đi từ ISS, mà còn là một tuyến vũ trụ đưa khách hàng tư nhân đến và đi tới quỹ đạo thấp của Trái đất.

Du hành vũ trụ tư nhân là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới nhờ các khoản đầu tư của NASA. Các mối quan hệ đối tác thương mại của NASA sẽ tiếp tục khi sứ mệnh hạ cánh trên mặt trăng bằng các tên lửa do tư nhân được chế tạo và vận hành, chẳng hạn như SpaceX Starship.

Bí ẩn vai trò của NASA trong nền kinh tế Mỹ: Giá trị mang lại nhiều hơn cả tiền bạc - Ảnh 2.

Chương trình Artemis cũng sẽ mở đường cho việc khai thác mặt trăng và tiểu hành tinh, qua đó cung cấp cho các ngành công nghiệp dựa trên không gian vào cuối thế kỷ 21. Một nền kinh tế công nghiệp vũ trụ sẽ mất nhiều thập kỷ để hình thành, nhưng nó sẽ tạo ra nhiều nghìn tỷ USD của cải.

Cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo đã trở thành một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà Mỹ đạt được trong Chiến tranh Lạnh. Người ta từng lập luận rằng chiến thắng trong cuộc đua lên mặt trăng có ý nghĩa quyết định trong việc vượt qua Liên Xô vì nó khiến Điện Kremlin bất ngờ về sức mạnh công nghệ của Mỹ.

Chương trình Artemis là một công cụ để củng cố quyền lực mềm của Mỹ như chương trình Apollo. Điểm khác biệt là NASA đã liên hệ với các đồng minh của Mỹ để thành lập một liên minh khám phá không gian bên ngoài quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Những lợi ích tiềm năng của Liên minh Artemis để mở rộng phạm vi kinh tế của thế giới tới mặt trăng, sao Hỏa và xa hơn nữa là tạo ra một thế giới mới.

Giá trị kinh tế thực sự của NASA là sự gia tăng lâu dài về kiến ​​thức, thịnh vượng và hòa bình cho nhân loại - The Hill cho hay.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
26 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
13 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
38 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
30 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.