Bị ảnh hưởng nặng nề vì thương chiến với Trung Quốc, nông dân Mỹ dọa không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump

15/08/2019 15:00
Nhiều nông dân Mỹ nói sẽ không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vì thiệt hại họ phải gánh chịu do thương chiến Mỹ-Trung gây ra.

Hơn 1 năm qua, nông dân Mỹ chưa bao giờ hết thấp thỏm lo sợ kể từ khi Tổng thống nổ phát súng khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Họ trở thành nạn nhân sau khi Trung Quốc liên tiếp hạn chế mua nông sản Mỹ.

Mới đây nhất, để trả đũa cảnh báo tuyên bố áp thuế 10% lên 300 tỷ hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump, Bắc Kinh tuyên bố ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ.

"Một cú đánh giáng trời", ông Zippy Duvall, Chủ tịch Farm Bureau - Hiệp hội nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ bình luận về đòn đáp trả của Trung Quốc.

Bị ảnh hưởng nặng nề vì thương chiến với Trung Quốc, nông dân Mỹ dọa không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Nông dân Mỹ vật lộn trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Xuất khẩu nông sản Mỹ sang Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của nông dân Mỹ giảm từ 19,5 tỷ USD năm 2017 xuống còn 9,1 tỷ USD trong năm 2018.

"Bây giờ chúng tôi đứng trước nguy cơ mất đi mọi thứ từ thị trường này", ông Duvall than thở.

Tại chặng dừng chân ở Iowa, bang sản xuất đậu tương lớn thứ hai Mỹ, ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden cảnh báo hậu quả thảm khốc mà cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mang lại.

"Cuộc chiến thương mại sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn là vấn đề tài chính. Nó sẽ dẫn tới nhiều nông dân bị phá sản", ông Biden cho hay.

Theo thống kê của Farm Bureau, tính tới 30/6, số trang trại Mỹ phá sản tăng tới 13% so với cùng kỳ. Xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc giảm 75% từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019.

" Tranh chấp thương mại với Trung Quốc và cả Mexico, Canada khiến chúng tôi bị mắc kẹt ở giữa", John Reifsteck, một nông dân tới từ bang Illinois nói.

Blake Hurst đến từ Tây Bắc Missouri bất lực khi đứng trước những cánh đồng nhập nước sau các trận mưa lũ kéo dài thừa nhận năm nay chắc chắn sẽ là một năm vụ mùa bết bát.

"Nông dân chúng tôi quen với thời tiết. Nhưng chúng tôi bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại và chúng tôi không biết nó có được cải thiện hay không. Chúng tôi đang có chút mất kiên nhẫn", anh nói

Bov Kuylen tới từ Bắc Dakota cáo buộc Tổng thống Trump đang gián tiếp phá hủy thị trường của nông dân Mỹ khi lao vào cuộc chiến với Trung Quốc khiến họ mất đi thị trường tiêu thụ lớn nhất.

Bị ảnh hưởng nặng nề vì thương chiến với Trung Quốc, nông dân Mỹ dọa không bỏ phiếu cho Tổng thống Trump - Ảnh 2.

Nông dân Mỹ nắm giữ những lá phiếu quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm tới. (Ảnh: Getty)

"Tôi trồng 1.500 mẫu lúa mì và hoa hướng dương nhưng mất tới 70 USD mỗi mẫu trong năm nay. Chính phủ chỉ trợ cấp 15 USD mỗi mẫu. Chúng tôi đang cạn kiệt động lực để canh tác. Các thế hệ đi trước trong nhà tôi đều thành công, chỉ tới đời tôi là thất bại. Nhưng tôi không cho đó là lỗi của mình", ông Kuylen nói.

Để hỗ trợ nông dân Mỹ trong tình hình khó khăn hiện nay, hồi tháng 5, chính quyền Trump tung ra gói viện trợ trị giá 16 tỷ USD cho nông dân. Hôm 13/8, nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục cam kết sẽ viện trợ thêm vào năm 2020 nếu cần thiết. Theo WSJ, trong năm 2018, chính phủ Mỹ chi tổng cộng 28 tỷ USD để hỗ trợ nông dân.

Nhưng nhiều người khẳng định số tiền cứu trợ mà họ nhận được cho tới nay không thấm vào đâu so với các khoản lỗ và các khoản trợ cấp chỉ mang tính biểu tượng trong ngắn hạn.

Sự bất mãn của nông dân đang lăm le đe dọa tới nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Trump. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến năm 2012, Mỹ có 3,2 triệu nông dân, giảm 3% so với năm 2007. Tuy nhiên lực lượng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm tới của ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm.

Trong cuộc bầu cử năm 2016, hơn 75% cử tri nông thôn đã bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng hòa khi đó.

Nhưng Christopher Gribbs, một nông dân trồng đậu tương ở bang Ohio của Mỹ và nhiều nông dân Mỹ khác nói rằng họ nhất định sẽ "cải phiếu" trong cuộc bầu cử tới.

"Tôi không thể bỏ phiếu cho ông ấy được. Tôi phải bảo vệ công việc làm ăn của mình. Các chính sách của Trump làm tôi phát cáu. Ông ấy đã đi sai hướng trong vấn đề thương mại", ông Gribbs nói. Năm nay, trang trại của ông Gribbs bán đậu tương với giá 9 USD/giạ, giảm 0,5 USD so với năm ngoái và chỉ đủ để hòa vốn.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích khẳng định rằng phần đông nông dân vẫn đang ủng hộ chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc bất chấp những khó khăn mà họ phải đối mặt.

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy 78% nông dân Mỹ trong tháng 7 tin rằng chiến tranh thương mại cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp Mỹ.

“Mọi người đều sẵn sàng để vượt qua khó khăn hiện tại và các khoản trợ cấp của chính phủ có thể đang giúp chúng tôi làm điều đó bằng cách khác nhau”, Mike Knipper, một nông dân trồng ngũ cốc đến từ Iowa nhấn mạnh.

(Nguồn: Teller Report, CNBC)

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
9 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
9 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
10 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
11 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
12 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
13 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
14 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.