Bị áp thuế 0% thành 25%, doanh nghiệp gỗ kêu cứu vì nguy cơ phá sản

01/08/2020 08:04
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) vừa kêu cứu lên Bộ NN&PTNT, Tài Chính, Công Thương, khi hàng ván gỗ ghép thanh bị Hải quan áp thuế từ 0% lên tới 25%, đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản. Nhiều lô hàng đang bị ứ tại cảng, bị đối tác nước ngoài phạt do chậm giao hàng.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest cho biết, những ngày qua, hàng ván ghép thanh bị ùn tắc tại nhiều cảng, nhiều doanh nghiệp thành viên Hiệp hội bị đối tác thương mại phạt do chậm giao hàng. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ văn 4250/TB-TCHQ, do ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Hải quan ký ngày 24/6/2020.

Theo văn bản này, ván ghép thanh chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su, bị áp mã HS 4407 là “gỗ đã cưa và xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6 mm”, thuộc phân nhóm HS 440729.97.90.

Như vậy, gỗ ghép thanh bị coi là sản phẩm sơ chế, như gỗ xẻ thanh, bị áp thuế xuất khẩu 25% để hạn chế, thậm chí ngăn chặn xuất khẩu vì không tạo nhiều giá trị gia tăng và vì phải dành nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước.

Trong khi đó, thực tế gỗ ghép thanh đã được áp mã HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp - shingles and shakes), nằm trong phân nhóm HS 4418.90.99.

Tại văn bản số 9365/BTC-CST, ngày 1/7/2009, về việc thuế xuất khẩu tấm gỗ ghép thanh thành tấm, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã khẳng định gỗ ván ghép thanh là “mặt hàng tấm gỗ (panel) làm từ các thanh gỗ (kể cả loại đã được ghép theo chiều dọc để làm tăng chiều dài của gỗ như mô tả tại nhóm 4407) được tiếp tục ghép theo chiều ngang thành các tấm…”. Đây là nhóm từ 44.18 đến 44.11, thuế suất 0%.

Ngoài ra, Cục Hải quan TPHCM (văn bản số 959/HQTPHCM-TXNK ngày 10/4/2015) và Chi cục Kiểm định Hải quan 4 cũng (văn bản số 337/TB-KĐ4, ngày 13/3/2019), cũng đã khẳng định gỗ ván ghép thanh thuộc nhóm hàng mã HS 4418.

Về quy chuẩn và thông lệ quốc tế, Malaysia và Indonesia là hai nước thành viên ASEAN, đều kê khai gỗ ván ghép thanh vào mã HS 4418. Tại Chương 44 của Biểu thuế quan hài hòa, Vương quốc Anh cũng quy định ván ghép thanh thuộc mã HS 4418.

Theo ông Lập, thực hiện chủ trương của Chính phủ thúc đẩy nông dân chuyển sang trồng rừng gỗ lớn, hạn chế xuất khẩu dăm gỗ, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã đầu tư nhà máy chế biến gỗ ván ghép thanh để xuất khẩu.

“Với quyết định áp mã HS 4407 và áp thuế 25%, công nghiệp gỗ ván ghép thanh, có thể mang lại hàng trăm triệu USD kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đối diện nguy cơ vỡ nợ, phá sản”, ông Lập phân tích.

Bị áp thuế 0% thành 25%, doanh nghiệp gỗ kêu cứu vì nguy cơ phá sản - Ảnh 1.
Việc áp thuế bất nhất đã gây ra tình trạng tồn đọng ván và các sản phẩm sử dụng ván ghép thanh ở các bến cảng biển, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Về vấn đề trên, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho rằng, quá trình sản xuất ván ghép thanh đã làm thay đổi hoàn toàn kết cấu của thanh gỗ xẻ cơ sở ban đầu (mã HS 4407) thông qua các công đoạn chế biến sâu tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Vì vậy, việc áp dụng mã hàng hóa của ván ghép thanh theo mã HS 4407 là không phù hợp với Thông tư 65 cũng như ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số 9365/BTC ngày 01/7/2009 và sẽ không khuyến khích được doanh nghiệp trong nước sản xuất chế biến sâu để hạn chế nhập khẩu đối với loại ván này.

Mặt khác, trước thời điểm ngày 24/6/2020, ván ghép thanh xuất khẩu được áp mã 4418 (thuế suất bằng 0%). Do vậy, với quy định mới của Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp không thể điều chỉnh ngay được giá xuất khẩu vì các hợp đồng đã ký từ trước.

Điều này gây ra tình trạng tồn đọng ván và các sản phẩm sử dụng ván ghép thanh ở các bến cảng biển, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Hiện Việt Nam có gần 150 doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh, với công suất khoảng 570.000 m3 phẩm/năm. Nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh là các loại gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là gỗ keo, cao su, bạch đàn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu ván ghép thanh năm 2019 đạt 332,7 triệu USD, chiếm 2,9 % tổng giá trị xuất khẩu lâm sản, tăng 16,7 % so với năm 2018. Còn 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này đạt 181,5 triệu USD, chiếm 3,4% giá trị xuất khẩu, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Trên thị trường, ván ghép thanh có giá xuất khẩu cao gấp 3-4 lần giá gỗ xẻ (gỗ xẻ giá từ 3,4-3,6 triệu đồng/m3; ván ghép thanh giá từ 10-14 triệu đồng/m3), trong khi để làm ra 1m3 ván ghép thanh cần sử dụng 1,7-1,8 m3 gỗ xẻ.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính áp mã HS 4418 với gỗ ghép thanh

Ngày 31/7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính về vấn đề áp mã HS với ván ghép thanh khi xuất khẩu.

Theo đó, Bộ NN&PTNT cho rằng, việc Tổng cục Hải quan áp dụng mã hàng hóa của ván ghép thanh theo mã HS 4407 là không phù hợp với Thông tư 65 cũng như ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số 9365/BTC ngày 1/7/2009.

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan không điều chỉnh và mà vẫn áp dụng mã hàng xuất khẩu 44.18 đối với ván ghép thanh và các sản phẩm đồ mộc có sử dụng ván ghép thanh như hiện nay theo đề nghị của Viforest.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
3 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
3 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
13 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
15 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
23 giờ trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.