Bị cả thế giới "bỏ rơi" trong suốt 2 năm qua, chứng khoán ở quốc gia này có thể bùng nổ trong năm 2022?

16/12/2021 11:22
Làn sóng kích thích tạo ra cơn sốt đầu tư trên toàn cầu, ở mọi tài sản từ tiền số tới chứng khoán, đất đai…. Tuy nhiên, suốt 2 năm qua, Trung Quốc đi ngược với xu hướng đó khi Bắc Kinh có một loạt động thái "làm xẹp bong bóng".

Kết quả của việc làm đó là sự khác biệt lớn trên thị trường tài chính. Chứng khoán Trung Quốc đang thấp chưa từng có so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu. Trái phiếu bằng đồng USD của Trung Quốc đang có lợi suất cao. Trong khi cơn sốt bất động sản bùng lên khắp nơi, từ Mỹ, Anh, Australia… thì giá nhà ở Trung Quốc lại giảm mạnh trong 4 tháng qua.

Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến phố Wall lo ngại. Việc các tài sản ở Trung Quốc đang có giá rẻ và Ngân hàng Trung ương nước này chuẩn bị thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa có thể tạo ra cú bùng nổ với thị trường tài chính nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trong vài tháng qua, Goldman Sachs Group Inc., BlackRock Inc., UBS Group AG và HSBC Holdings Plc đều đã tăng tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc. Marko Kolanovic của JPMorgan Chase & Co. thì cho biết sẽ tập trung vào hoạt động ở Trung Quốc và dự đoán MSCI Trung Quốc có thể tăng 40%.

Bị cả thế giới bỏ rơi trong suốt 2 năm qua, chứng khoán ở quốc gia này có thể bùng nổ trong năm 2022? - Ảnh 1.

Một năm sóng gió với chứng khoán Trung Quốc khi bị thế giới bỏ xa.

"Lịch sử dạy chúng ta rằng đây thường là giai đoạn mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn nhất. Sau một thời kỳ thắt chặt, sẽ có một dư địa đáng kể để nới lỏng chính sách. Đó rõ ràng là một giai đoạn đầy biến động nhưng chúng ta từng thấy trong quá khứ và rất có thể chúng sẽ lặp lại", Dale Nicholls, chuyên gia về các tình huống chiến lược đặc biệt của Trung Quốc tại Fidelity International Ltd, cho biết.

Triển vọng tăng giá được xây dựng dựa trên kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ có động thái để hỗ trợ nền kinh tế vào năm 2022 nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp quản lý, vốn đang làm giảm giá trị tài sản ở nước này.

Hồi đầu tháng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã củng cố cho quan điểm này với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với bơm thêm tiền ra thị trường. Có những đồn đoán cho rằng PBoC sẽ giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 trong tuần sau.

Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những hy vọng. Không thể phủ nhận 1 thực tế là các chính sách của Trung Quốc rất "khó đoán" với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó khiến họ trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Siết chặt quản lý trong lĩnh vực công nghệ hay các doanh nghiệp Trung Quốc bị yêu cầu hủy niêm yết tại nước ngoài là những ví dụ không thể trực quan hơn.

Bị cả thế giới bỏ rơi trong suốt 2 năm qua, chứng khoán ở quốc gia này có thể bùng nổ trong năm 2022? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đe dọa lợi nhuận doanh nghiệp. Hôm 15/12, cổ phiếu công ty công nghệ sinh học Trung Quốc đã lao dốc sau khi Financial Times cho biết Bộ Thương mại Mỹ có kế hoạch cấm một số công ty trong ngành này sử dụng công nghệ Mỹ.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản Trung Quốc đang trở nên tồi tệ hơn sau vụ vỡ nợ của 2 tập đoàn bất đống ản Evergrande và Kaisa. Dữ liệu mới nhất cũng cho thấy giá nhà ở Trung Quốc giảm mạnh, tác động sâu sắc tới nền kinh tế cũng như các nhà đầu tư.

Bất động sản đang chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn trong nền kinh tế Trung Quốc, tương đương khoảng 20% GDP. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng bất động sản đang thực sự rất nghiêm trọng khi có 521 triệu m2 nhà tồn kho. Chỉ riêng trong tháng 11, nhà ở thương mại mới xây tại 100 thành phố ở Trung Quốc là 44,95 triệu m2, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt 34,37 triệu m2.

Cuối cùng, nỗi ám ảnh về "tiền nóng" và sự cảnh giác cao độ của Bắc Kinh với bong bóng có thể cũng gây hạn chế đối với các biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa. Trong khi cổ phiếu Trung Quốc và trái phiếu USD ở nước ngoài tiếp tục lao dốc, các nhà đầu tư ngoại liên tiếp đổ xô vào trái phiếu Chính phủ Trung Quốc. Những dòng tiền này đang nâng đỡ đồng tệ, khiến nó mạnh nhất kể từ năm 2015 so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại.

Bị cả thế giới bỏ rơi trong suốt 2 năm qua, chứng khoán ở quốc gia này có thể bùng nổ trong năm 2022? - Ảnh 3.

Đồng tệ đang mạnh nhất kể từ năm 2015.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuần trước đã hành động để hạn chế sự tăng giá của đồng tệ, buộc các ngân hàng phải dự trữ ngoại hối nhiều hơn.

Tuy nhiên, đặt cược vào một bộ phận của thị trường Trung Quốc lại là chiến lược thành công trong nhiều năm. Ở đỉnh vào tháng 10/2020, cổ phiếu Alibaba tăng 366% so với phiên IPO năm 2014 tại New York. Nó tăng gấp đôi so với Nasdaq 100. Tuy nhiên, kể từ đó, cổ phiếu đã giảm 60% và mất khoảng 515 tỷ USD giá trị vốn hóa.

Thực tế, trong một thế giới đang bị chi phối bởi lo ngại rằng các tài sản đã tăng quá nóng và các ngân hàng trung ương đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình taper, triển vọng phục hồi đáng kể trên thị trường tài chính Trung Quốc vẫn là quá tốt đối với nhiều nhà phân tích. P/E của MSCI Trung Quốc chỉ là 12,2 lần, bằng với P/E của S&P 500 vào năm 2005.

"Bạn có thể thấy rằng thị trường đang cố gắng tạo đáy. Nếu có sự cảm thiện về mặt chính sách hay những tác động tích cực, tôi nghĩ chúng ta có thể đã chạm đáy", Wendy Liu, chiến lược gia trưởng về cổ phiếu Trung Quốc tại JPMorgan nói với Bloomberg Television.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.