Bị "cấm cửa", giá trị xuất khẩu cá tra sang Ảrập Xêut giảm hơn 60%

23/07/2018 13:02
Những yêu cầu mới từ SFDA như các lô hàng thủy sản xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận Halal, sản xuất giống phải có chứng nhận ASC hoặc GAP, thức ăn thủy sản phải đáp ứng yêu cầu thức ăn Halal...sẽ gây thêm rất nhiều khó khăn cho xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Ảrập Xêut đã từng là thị trường xuất khẩu (XK) cá tra số một tại Trung Đông tuy nhiên kể từ năm 2017 đến nay thị trường này đã tụt xuống vị trí thứ 3 (sau UAE và Ai Cập). 6 tháng đầu năm 2018, giá trị XK cá tra Việt Nam sang thị trường Ảrập Xêut đã giảm 60,2%, đạt 10,6 triệu USD.

Lý giải về việc này VASEP cho hay, cuối tháng 1/2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Vương quốc Ảrập Xêut (SFDA) đã ban hành Chỉ thị 21174 về việc tạm đình chỉ nhập khẩu (NK) các sản phẩm cá, giáp xác và các sản phẩm thủy sản khác từ Việt Nam. Lý do của việc tạm đình chỉ này được đưa ra căn cứ vào "Báo cáo quý về tình hình dịch bệnh thủy sản khu vực Thái Bình Dương" của Tổ chức OIE và trên kết quả chuyến công tác của SFDA tại Việt Nam vào cuối năm 2017.

Theo VASEP việc đình chỉ NK thủy sản từ Việt Nam không chỉ gây bất ngờ cho Cơ quan thẩm quyền và doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mà đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động XK sang thị trường lớn tại Trung Đông này. Theo nhận định của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), việc đình chỉ này của Ảrập Xêut có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như quy định, hướng dẫn của các tổ chức quốc tế mà cả Việt Nam và Ảrập Xêut tham gia.

Đối với cá tra, năm 2017, tổng giá trị XK sang thị trường Ảrập Xêut đạt 53,4 triệu USD, cao gấp đôi so với NK của hai thị trường lớn khác tại Trung Đông là UAE và Ai Cập. Nhưng kể từ sau khi Ảrập Xêut ra lệnh đình chỉ vì lo lắng bệnh dịch thủy sản, XK cá tra sang thị trường này ngưng trệ. Các doanh nghiệp buộc phải tăng mạnh XK cá tra sang hai thị trường UAE và Ai Cập.

Mới nhất, sau khi Đoàn thanh tra của SFDA thanh tra tại Việt Nam, SFDA yêu cầu phía Việt Nam phê chuẩn "Chương trình chăn nuôi Halal", các lô hàng thủy sản XK sang thị trường Ảrập Xêut phải kèm theo Giấy chứng nhận Halal theo mẫu. Thậm chí thức ăn thủy sản sử dụng tại các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng phải đáp ứng yêu cầu thức ăn Halal. Tuy nhiên, hiện nay, việc chứng nhận này tại Việt nam còn gặp rất nhiều khó khăn và mới chỉ thực hiện việc chứng nhận cho các DN chế biến thủy sản và sản phẩm Halal của các doanh nghiệp này.

Bị cấm cửa, giá trị xuất khẩu cá tra sang Ảrập Xêut giảm hơn 60% - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP.

Đối với cơ sở nuôi, sản xuất giống, SFDA yêu cầu cơ sở sản xuất giống phải có chứng nhận ASC hoặc GAP, cơ sở nuôi phải có chứng nhận ASC, GlobalGAP hoặc GMP. Đây là yêu cầu sẽ phát sinh thêm chi phí, nguồn lực, thời gian để đáp ứng.

Về kiểm dịch giống, SFDA yêu cầu kiểm dịch con giống trước khi đưa về cơ sở nuôi trồng, việc vận chuyển con giống từ cơ sở giống tới cơ sở nuôi trồng phải kèm theo Giấy chứng nhận thú y trong đó có chứng nhận hai nội dung bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh và các loại hormon một cách an toàn và chứng nhận sức khỏe con giống. Theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT, việc kiểm dịch đối với giống thủy sản nuôi được thực hiện chỉ khi vận chuyển giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Yêu cầu này của SFDA sẽ phát sinh thủ tục cũng như phải chứng nhận thêm về việc sử dụng thuốc kháng sinh và hormon.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
3 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
3 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
4 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.618.596 VNĐ / tấn

171.90 JPY / kg

5.24 %

- 9.50

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.373.559 VNĐ / tấn

368.03 UScents / lb

0.38 %

+ 1.40

Gạo

RICE

15.352 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.291.898 VNĐ / tấn

979.98 UScents / bu

0.30 %

+ 2.98

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.150.965 VNĐ / tấn

286.55 USD / ust

1.22 %

+ 3.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế mạnh tay với nhiều quốc gia, Mỹ sắp đánh rơi một ‘mỏ vàng tỷ đô’ vào tay Brazil
5 giờ trước
Brazil sắp hưởng lợi lớn khi "cá mập" Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu nông sản từ quốc gia này.
Hàng trăm nghìn tấn ‘hạt vàng’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
5 giờ trước
Mỹ là nhà cung cấp chiếm đến 86% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
7 giờ trước
Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
1 ngày trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.