Bị chính phủ 'bỏ mặc', rủi ro vỡ nợ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những doanh nghiệp 'quá lớn để sụp đổ' của Trung Quốc

25/06/2021 18:57
Việc giải quyết triệt để những rủi ro đạo đức đối với những "gã khổng lồ" ôm khoản nợ lớn như China Huarong Asset Management và China Evergrande sẽ giúp hệ thống tài chính linh hoạt hơn về lâu dài. Song, một vụ vỡ nợ lớn sẽ gây ra những tác động mạnh trong ngắn hạn.

Doanh nghiệp hoang mang khi không có sự trợ giúp của chính phủ

Một trong những công ty phát hành nợ lớn nhất Trung Quốc đã không bán ra bất kỳ trái phiếu USD nào trong tháng 17 tháng, đánh dấu cột mốc trì trệ nhất kể từ năm 2013. Trong khi đó, một tập đoàn được xếp hạng điểm đầu tư được sở hữu đa số bởi chính phủ đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng tiền mặt.

Các nhà phân tích của UBS và Goldman Sachs hiện cho rằng khái niệm "quá lớn để sụp đổ" không còn đúng ở Trung Quốc. Hiện tại, lượng trái phiếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đã vượt quá 23 tỷ USD trong năm nay. Đây là con số cao kỷ lục.

Bắc Kinh đang tận dụng lợi thế của một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường tài chính ổn định để đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn đối với các doanh nghiệp. Kết quả là, việc đánh giá lại rủi ro sẽ không còn khuyến khích việc thúc đẩy tăng trưởng dựa vào những khoản nợ lớn.

Tình trạng khối nợ phình to đã tạo ra một số công ty có quy mô lớn nhưng đầy nguy hiểm. Sự ra đời của những đế chế lớn mạnh như vậy đã gây ra mối đe dọa đối với hệ thống tài chính và khó khăn cho Chủ tịch Tập Cận Bình.

Bị chính phủ bỏ mặc, rủi ro vỡ nợ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những doanh nghiệp quá lớn để sụp đổ của Trung Quốc - Ảnh 1.

Điều nguy hiểm đối với ông Tập là niềm tin của nhà đầu tư đối với sự bảo lãnh của chính phủ đang dần sụp đổ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra kiểu khủng hoảng mà ông đang cố gắng tránh và là tình huống tiến thoái lưỡng nan mà nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng trong nhiều thập kỷ.

Việc giải quyết triệt để những rủi ro đạo đức đối với những "gã khổng lồ" ôm khoản nợ lớn như China Huarong Asset Management và China Evergrande sẽ giúp hệ thống tài chính linh hoạt hơn về lâu dài. Song, một vụ vỡ nợ lớn sẽ gây ra những tác động mạnh trong ngắn hạn.

Jeffrey Chwieroth – giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Kinh tế London và điều tra viên tại Trung tâm Rủi ro Hệ thống, nhận định: "Chính phủ Trung Quốc đang cảm thấy hài lòng với những vụ vỡ nợ, ngay cả khi đó những công ty quan trọng được nhà nước hậu thuẫn. Tuy nhiên, Huarong và Evergrande lại lớn hơn nhiều và tạo ra những thách thức lớn hơn về hệ thống."

Do đó, theo Chwieroth, việc loại bỏ đòn bẩy, cũng như sự bảo lãnh của chính phủ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và khiến thị trường hoảng loạn.

Sự im lặng của Bắc Kinh

Trong bối cảnh sự kiện 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tuần tới, Bắc Kinh buộc phải đưa ra một động thái nào đó. Các quan chức đã liên tục cảnh báo về rủi ro bong bóng tài sản sau đợt kích thích tài khóa và tiền tệ đã khiến nợ công tăng lên mức kỷ lục. Sự thay đổi có thể nhận thấy trong dữ liệu tín dụng tháng 5. Hợp đồng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã giảm mạnh nhất trong 4 năm.

Những vấn đề của các công ty sử dụng đòn bẩy quá lớn đang lộ rõ hơn. Bloomberg đưa tin trong tháng này, HNA Group Co. đối mặt với khoản yêu cầu bồi thường từ chủ nợ lên đến 1,2 nghìn tỷ CNY (185 tỷ USD). Tập đoàn này đã chi hơn 40 tỷ USD cho các thương vụ thâu tóm trên 6 quốc gia từ năm 2016.

Một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất của Trung Quốc vào năm ngoái là Tsinghua Unigroup. Trước đó, công ty này nuôi tham vọng trở thành gã khổng lồ đầu tiên của quốc gia trong ngành bán dẫn toàn cầu.

Theo nhiều khía cạnh, các công ty trên là biểu tượng cho hướng phát triển của Trung Quốc trong những năm sau đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giới chức đã tung ra một đợt kích thích nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhờ tín dụng. Mối lo ngại về quy mô của núi nợ cho Trung Quốc gây ra và khả năng xảy ra "khoảnh khắc Minsky" đã thúc đẩy ông Tập khởi động chiến dịch cắt giảm đòn bẩy vào năm 2017.

Khi chính quyền ông Tập tiếp tục với nỗ lực giảm nợ, lĩnh vực bất động sản đã trở thành mục tiêu chính. Hồi tháng 8, chính phủ cho biết họ đã soạn thảo các quy tắc tài chính mới cho ngành này – vốn chiếm khoảng 29% sản lượng kinh tế.

Bị chính phủ bỏ mặc, rủi ro vỡ nợ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những doanh nghiệp quá lớn để sụp đổ của Trung Quốc - Ảnh 2.

Evergrande đã cam kết đáp ứng ít nhất một trong những giới hạn khoản cho vay đó, được gọi là "Ba Lằn ranh Đỏ", vào cuối tháng này. Nhà phát triển bất động sản đang tăng tốc việc bán tài sản để giảm gánh nặng từ khoản nợ 100 tỷ USD.

Evergrande không bán bất kỳ trái phiếu USD nào kể từ tháng 1/2020 và mới đây đã bị Fitch Ratings hạ xếp hạng thành trái phiếu rác. Hôm 24/6, công ty cho biết họ đã sắp xếp một khoản tiền để thanh toán một trái phiếu đáo hạn vào thứ Hai tới.

Một trọng tâm khác trong chiến dịch giảm gánh nặng nợ của Trung Quốc chính là ngành quản lý nợ xấu – vốn đóng vai trò xóa bỏ nợ xấu. Một nhân tố quan trọng chính là Huarong, công ty đã vướng vào bê bối tài chính khi cựu chủ tịch bị bắt vào năm 2018. Sau khi Lai Xiaomin bị hành quyết vào năm nay vì nhận hối lộ, mối lo ngại về tương lai của công ty ngày càng tăng lên khi họ không công bố kết quả kinh doanh năm 2020 hồi tháng 3.

Sự im lặng của Bắc Kinh đối với các kế hoạch cho Huarong đã khiến một số trái phiếu dài hạn của công ty này giao dịch khá căng thẳng. Huarong và các chi nhánh của họ hiện đang có khoản trái phiếu mất khả năng thanh toán là 39,8 tỷ USD.

Những cảnh báo về rủi ro quy mô lớn

Trong khoảng thời gian được coi là dấu mốc quan trọng đối với nhiệm kỳ của ông Tập, các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối diện với sự giám sát gắt gao hơn bao giờ hết. Bắc Kinh đã thắt chặt quy định đối với những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba và Tencent, đồng thời yêu cầu các doanh nhân nổi tiếng như Jack Ma và Wang Xing của Meituan phải cẩn trọng trong lời nói.

Những tác động lên thị trường nhìn chung vẫn ở mức hạn chế. Tuy nhiên, rủi ro vẫn là rất lớn. Một vụ vỡ nợ bất ngờ hoặc rủi ro tái cấu trúc có thể gây ra sự hoảng loạn trên quy mô lớn.

Goldman Sachs viết trong một ghi chú hồi đầu tháng này rằng, dù Bắc Kinh có thể sẽ can thiệp để tránh cuộc khủng hoảng tín dụng có thể xảy ra, nhưng tính kịp thời và mức độ hỗ trợ vẫn chưa chắc chắn. Các nhà phân tích của UBS cũng đồng tình và cảnh báo nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho việc sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc đối với các DNNN sẽ giảm dần.

Michael Pettis – giáo ngành tài chính Đại học Bắc Kinh, nhận định: "Vấn đề của ‘quá lớn để sụp đổ’ là nó có thể nhanh chóng trở thành quá lớn đến giải cứu. Kể từ khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã duy trì sự ổn định bằng cách kiềm chế rủi ro. Nhưng họ không thể mãi làm điều đó."

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
5 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
5 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
5 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.