Bị George Soros chỉ trích dữ dội, quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới báo lãi 1 tỷ USD chỉ sau 1 tuần ra mắt sản phẩm đầu tiên tại Trung Quốc

10/09/2021 07:33
Đối với các nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, hàng nghìn tỷ USD tài sản của Trung Quốc là tiềm năng lớn hơn lời cảnh báo "sai lầm lớn" của tỷ phú George Soros.

Khoảng 1 ngày sau khi Soros nhắc đến BlackRock trên một bài mục góc nhìn của Wall Street Journal, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới cho biết họ đã ghi nhận lợi nhuận 6,7 tỷ NDT (1 tỷ USD) từ các quỹ tương hỗ đầu tiên hoạt động ở Trung Quốc. Công ty này vừa ra mắt sản phẩm đầu tiên vào tuần tuần trước, khoảng 2 tháng sau khi trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được phép kinh doanh quỹ tương hỗ tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Việc Trung Quốc vội vã mở cửa thị trường tài chính không chỉ thu hút BlackRock. Fidelity Investments cũng nhận được giấy phép từ Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), ngay cả khi Bắc Kinh siết chặt quy định đối với các công ty từ công nghệ đến bất động sản. Trong khi đó, Invesco cho biết họ muốn nâng giá trị tài sản tại Trung Quốc lên hơn 40% lên mức 100 tỷ USD vào năm 2023.

Hiện tại, những gã khổng lồ ngành đầu tư của Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu rút lui khỏi Trung Quốc - nơi mảng quỹ tương hỗ vẫn tương đối non trẻ và đang phát triển cùng tầng lớp trung lưu.

Taisu Zhang - giáo sư ngành luật và chính trị đương đại Trung Quốc Trường Luật Yale, cho biết: "Mọi thứ phức tạp hơn so với những gì Soros nói." Ông nói thêm, các nhà quản lý quỹ của Mỹ hài lòng với việc mở rộng quy mô ở Trung Quốc bất chấp những quy định gắt gao của chính phủ. "Họ sẽ chấp nhận những điều đó để tiếp cận được với một trong những nền kinh tế quan trọng nhất trong vài năm tới."

Sau nhận định của George Soros, BlackRock nhắc đến hoạt động thương mại trị giá 600 tỷ USD giữa 2 quốc gia và nhu cầu tiết kiệm giai đoạn hưu trí rất lớn của quốc gia này. Người phát ngôn của quỹ cho hay: "Mỹ và Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế phức tạp. Thông qua hoạt động đầu tư, chúng tôi - các nhà quản lý tài sản Mỹ và các định chế tài chính khác, đang đóng góp vào sự hợp tác kinh tế giữa 2 quốc gia."

Trung Quốc bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính vào năm 2020, xoá bỏ những hạn chế trước đây là các nhà quản lý tài sản nước ngoài phải thành lập liên doanh với 1 công ty trong nước để kinh doanh quỹ. BlackRock đã phát hành các sản phẩm quỹ tương hỗ với Bank of China Investment Management.

Quỹ tương hỗ độc lập - BlackRock China New Horizon Mixed Securities Investment Fund, sẽ được quản lý bởi Alex Tang và Shan Xiuli. Công ty cho biết, quỹ này hiện đã thu hút được hơn 111.000 nhà đầu tư.

Hồi tháng 7, khi được hỏi về căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh, CEO BlackRock - Larry Fink, cho biết họ vẫn nhất quán đối với cam kết phát triển tại thị trường này.

Song, phản ứng dữ dội ngày càng lớn và việc Bắc Kinh tăng cường giám sát có thể gây khó khăn cho một số định chế tài chính nổi tiếng. JPMorgan Chase & Co. là nhà quản lý tài sản thuộc sở hữu nước ngoài lớn nhất Trung Quốc, tiếp sau đó là UBS, Invesco, BlackRock, Schroders và Fidelity, theo hãng tư vấn Z-Ben Advisors. Bảng xếp hạng này được thực hiện dựa trên một hệ thống tính điểm - gồm giá trị tài sản các quỹ quản lý cho khách hàng ở Trung Quốc và trên toàn cầu, các khoản đầu tư bên ngoài được giám sát tại Trung Quốc.

Trong khi đó, Neuberger Berman, Van Eck Associates, AllianceBernstein và Schroders đang chờ đợi sự chấp thuận của các cơ quan quản lý để thành lập các quỹ đại chúng thuộc sở hữu hoàn toàn từ phía họ như BlackRock và Fidelity. Không có công ty nào cho biết họ có ý định thay đổi kế hoạch.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.