Bi kịch của hàng ngàn người bị mắc kẹt và ly tán vì Covid-19 cùng quyết định cứng rắn của Tổng thống Trump

01/07/2020 19:10
Dịch bệnh chính là 1 cái cớ để chính quyền Trump đạt được các mục tiêu chống người nhập cư mà họ đã muốn đạt được từ nhiều năm nay"

Thời điểm cuối tháng 2, Natasha Bhat hay tin bố chồng của cô đột ngột qua đời. Cô gái 35 tuổi vẫn nhớ như in khoảnh khắc cô vội vàng gói ghém đồ đạc và cùng cậu con trai 4 tuổi phi như bay ra sân bay San Francisco để bắt kịp chuyến bay nửa đêm về quê nhà Ấn Độ. Cô không thể ngờ rằng mình sẽ mắc kẹt lại ở Ấn Độ mãi mãi.

Bhat làm việc cho 1 công ty công nghệ ở thung lũng Silicon theo thị thực H-1B, và thị thực của cô đã đến thời điểm cần gia hạn. Vì thế khi ném hộ chiếu vào túi cô đã biết rằng mình sẽ gặp một chút rắc rối khi quay trở lại Mỹ trong vài tuần sau đó. Nhưng cuộc hẹn của cô tại lãnh sự Mỹ ở Kolkata vào giữa tháng 3 đã bị hủy bỏ vì dịch Covid-19. Và sắc lệnh hành pháp vừa được Tổng thống Trump ký tuần trước, theo đó cấm những người sử dụng một số loại thị thực trong đó có H-1B nhập cảnh vào Mỹ cho đến năm 2021, khiến chuyến bay trở về Mỹ của Baht ngày càng xa vời.

Sắc lệnh hành pháp này là động thái mới nhất của ông Trump sau nhiều năm thắt chặt chính sách nhập cư. Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã cho rằng những chương trình như H1-B cướp đi cơ hội việc làm của người bản địa, bất chấp các công ty đồng loạt phản đối điều đó và khẳng định họ cần các lao động tay nghề cao cho những vị trí quan trọng. Theo Greg Siskind, 1 luật sư nhập cư ở Memphis, "dịch bệnh chính là 1 cái cớ để chính quyền Trump đạt được các mục tiêu chống người nhập cư mà họ đã muốn đạt được từ nhiều năm nay".

Có tới khoảng 75% những người sở hữu thị thực H1-B đang làm việc trong ngành công nghệ và họ ngày càng cảm thấy bất an về chính sách nhập cư kể từ khi ông Trump làm Tổng thống. Tuy nhiên, vẫn có hàng nghìn người phải bay quay bay lại giữa Mỹ và quê nhà vì những lý do cá nhân hay làm giấy tờ hoặc cũng có những chuyến đi phục vụ công việc. Có rất nhiều người giống như Baht, rời khỏi Mỹ từ mùa xuân này và phát hiện ra rằng thế giới đã đổi thay.

Julia Gelatt, chuyên gia phân tích chính sách cao cấp tại Viện chính sách nhập cư, 1 tổ chức nghiên cứu phi chính trị, ước tính khoảng 375.000 người gồm những người sở hữu visa tạm thời và người đang nộp hồ sơ xin cấp thẻ xanh sẽ không thể nhập cảnh vào Mỹ cho đến năm 2021. Phần nhiều trong số này đang mắc kẹt ở Ấn Độ.

Không chỉ các ông lớn công nghệ Mỹ như Facebook, Twitter, Google phản đối sắc lệch mới của ông Trump, các công ty công nghệ Mỹ cũng đã hối thúc chính quyền Trump xem xét lại chính sách này. Một số công ty IT Ấn Độ đang xem xét lập 1 số nhóm làm việc ở Mexico hoặc Canada để tiện phục vụ các khách hàng Mỹ hơn.

Chồng của Baht đã làm việc ở thung lũng Silicon được 9 năm. Baht là quản lý của 1 công ty phần mềm trong khi chồng cô là kỹ sư IT của 1 ngân hàng. Chống cô đã bay trở lại Mỹ từ đầu tháng 3, sau đó trải qua 4 tháng phong tỏa một thân một mình. Giờ Baht đang làm việc thâu đêm để hỗ trợ các khách hàng ở Mỹ, và cô phải hết sức cố gắng thuyết phục cậu con trai Adhrit ăn món ăn Ấn Độ.

Vài tuần trước, trên Twitter cá nhân, luật sư Siskind đã cảnh báo các lao động nhập cư không nên rời khỏi Mỹ, còn những người đang ở bên ngoài thì nên quay trở lại càng sớm càng tốt.

Ngay sau khi sắc lệnh mới của ông Trump có hiệu lực, Siskind đã tạo 1 mẫu trực tuyến để mọi người có thể chia sẻ câu chuyện của mình. Chỉ trong 24 giờ ông đã nhận được hơn 500 phản hồi. Đó là câu chuyện 1 nhà khoa học đang nghiên cứu bộ kit xét nghiệm virus bay về Ấn Độ cưới vợ và mắc kẹt ở đó, là 1 tư vấn IT ở Atlanta không thể chứng kiến con trai mình chào đời hay 1 cô bé 2 tuổi sinh ra ở Mỹ đang ở Ấn Độ và bị dị ứng nặng vì muỗi đốt.

Siskind thu thập được rất nhiều câu chuyện về cảnh vợ phải xa chồng, bố mẹ phải xa con cái. Mọi người cũng lo lắng về những khoản nợ thế chấp đến hạn và tương lai việc làm mịt mờ.

Narendra Singh là 1 kỹ sư phần mềm gốc Ấn Độ đã sống ở Dallas 9 năm. Tháng 2, anh đưa gia đình về thăm quê nhà Kolkata và cũng bị kẹt lại như Bhat. Giờ anh đang làm việc từ xa nhưng người vợ - cũng là 1 kỹ sư phần mềm – đã mất việc từ tháng 4. Con gái họ (sinh ra ở Mỹ nên là công dân Mỹ) đáng lẽ sẽ bắt đầu học tiểu học vào mùa thu tới nhưng anh đã chuẩn bị cho kịch bản điều đó không thể xảy ra. Singh vẫn luôn nhận thức rằng visa của mình có thể không được chấp nhận gia hạn, nhưng ít ra thì đến năm 2022 visa của anh mới hết hạn. "Chúng tôi có công việc đặc biệt và đã tuân thủ luật pháp rất tốt nhưng giờ đây tôi cảm thấy như mình vừa bị phản bội", Singh nói.

Mili Widhani Khatter, 39 tuổi, đã sống ở Mỹ cùng chồng và 2 đứa con suốt 12 năm nay. Cô bay về Delhi để có thể chăm sóc người mẹ đang hấp hối nhưng đã 4 tháng nay cô không thể gặp con. Đứa con trai 2 tuổi đã quên mất cách gọi mẹ vì xa mẹ quá lâu.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
16 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
40 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
7 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
54 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.