Bị mang danh trấn lột vì sự nhanh nhạy, doanh nhân Đức có cú lộn ngược dòng thành công để chứng minh tất cả

25/04/2020 20:15
Một doanh nhân Đức đã nhanh nhạy chuyển đổi sản xuất ngay đầu đại dịch Covid-19 và đã thu được thành công đáng kể, khiến nhiều doanh nghiệp khác học tập theo.

Henrik Roth, doanh nhân Đức, chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị về gỗ, có chi nhánh ở Séc. Anh cũng là người đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang. Từ đó đã có nhiều doanh nghiệp quyết định tiến hành những bước tương tự.

Tuy nhiên, do là người đi đầu nên Roth đã chịu rất nhiều chỉ trích cho rằng, anh là kẻ trục lợi từ sức khỏe của người dân.

Anh đã chia sẻ tâm tư bản thân qua những trang nhật ký dưới đây

-------

Thứ Hai, 16/3

Cộng hoà Séc ra lệnh phong tỏa và chúng tôi phải đóng cửa hai cửa hàng ở đó. Cũng thời gian này, nhu cầu về các linh kiện bằng gỗ trên Online-Shop của chúng tôi cũng giảm mạnh. Đội ngũ tiếp thị - và tiêu thụ ở Frankfurt, kể cả tôi, lúc đó hoàn toàn không nghĩ rằng Đức cũng sẽ bị choáng váng như ở Séc. Chúng tôi ước tính, những tuần tới doanh số của các cửa hàng cố định sẽ giảm 30% hay 40% trong tình huống xấu nhất. Nếu như vậy, chúng tôi vẫn có thể tồn tại – ít ra chúng tôi đã nghĩ như vậy. Lúc này tại Cộng hoà Séc, nhu cầu đối với khẩu trang tăng nhanh. Chúng tôi không đắn đo mà quyết định luôn: Sản xuất luôn vài trăm cái khẩu trang để tặng tại chỗ. Chúng tôi thông báo luôn về chiến dịch tặng khẩu trang này trên mạng xã hội Facebook

Thứ Ba, 17/3

Điện thoại reo liên tục vì nhiều doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ trên Facebook. Các nhân công của chúng tôi rất nhiệt tình nhưng không thể làm quá 100 chiếc/ngày. Trong khi đó nhu cầu về khẩu trang lên đến trên 150.000 chiếc, tất nhiên xưởng sản xuất nhỏ của chúng tôi không thể đáp ứng. Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của mọi người: Ai ở nhà có máy khâu thì cùng tham gia. Đồng thời, tôi gọi điện thoại cho các đối tác mảng cửa hàng cố định. Chỉ muốn tham khảo ý kiến của họ, xem họ đánh giá tình hình như thế nào. Phản ứng của các doanh nhân đều rất sốc như: "Tồi tệ lắm! Hai ngày hôm nay với bốn chi nhánh, doanh thu của tôi không được vài trăm Euro" hay "Nếu tiếp tục thế này thì tháng 4 tới, tôi phải đóng cửa".

Thứ Năm 19/3

Tôi gọi điện thoại cho bốn người đồng sáng lập để bàn bạc trao đổi về khủng hoảng, về các biện pháp tiết kiệm triệt để và thảo luận nếu kịch bản xấu nhất xảy ra thì sẽ như thế nào. Nhờ sự tình nguyện của những người giúp đỡ và năng lực sản xuất ngay tại cơ sở của mình tại Séc, mỗi ngày chúng tôi xuất xưởng trên 500 khẩu trang. Chúng tôi tung sản phẩm của mình lên Online-Shop ở Séc. Nhu cầu vẫn rất cao. Trong thời gian này, tình hình ở Đức cũng có thay đổi. Các đồng nghiệp và bản thân tôi đều nhận thức được rằng, nhu cầu đối với các mặt hàng quen thuộc của chúng tôi tại đây cũng sẽ giảm mạnh. Làm sao bây giờ?

Thứ Bảy, 21/3

Tôi quyết định, chúng tôi cũng phải giúp đỡ cơ sở ở Đức. Điều này có thể là một cơ hội để BeWooden duy trì được thanh khoản trong những tháng tới. Cùng với bạn gái, một chuyên gia về truyền thông, chúng tôi cùng soạn thảo một thông cáo báo chí và gửi cho các tờ báo Đức. Tôi muốn nhất thiết phải hỗ trợ các hãng ở địa phương và tạo ra cơ hội lợi nhuận cho mọi người: Tôi viết thư cho năm cơ sở ở Frankfurt và Berlin. Ngay trong ngày tôi nhận được hai cuộc điện thoại trả lời: "Chúng tôi xin tham gia".

Chủ Nhật, 22/3

Tôi gọi điện thoại cho chị Maria, người sáng lập cơ sở Von Jungfeld. Tôi muốn vận động chị tham gia để sáng kiến này lan toả trong cả nước. Thông thường, Von Jungfeld chuyên sản xuất các sản phẩm về tất. Tôi nhất thiết muốn Maria tham gia cùng vì chị ấy có nhiều kinh nghiệm đối với chất lượng sản phẩm. Cũng trong thời gian này, tôi tiếp tục trao đổi với các xưởng may khác.

Thứ Hai, 23/3

Chúng tôi có cuộc gặp với Maria và Lucas, người đồng sáng lập với chị, cùng chụp một bức ảnh để chính thức bắt đầu quan hệ hợp tác. Tôi tiếp tục liên hệ điện thoại với các xưởng may khác, nhằm nâng cao năng lực sản xuất mỗi ngày lớn 1.300 chiếc khẩu trang. Ban đầu, chúng tôi bị lung túng khi nói đến sản phẩm phải có hình hài như thế nào, làm bằng chất liệu gì? Dùng dây để buộc? Ruy băng hay dây cao su? Vải bông? Nhiều câu hỏi được đặt ra. Những phòng khám đầu tiên và các bác sỹ gọi điện tới, do họ đã nghe bài viết về chúng tôi trên radio. Họ cần có ngay từ 200 đến 500 sản phẩm.

Thứ Ba, 24/3

Tuy không có quảng cáo nhưng vẫn có những đơn đặt hàng đầu tiên được gửi đến Online-Shop. Càng ngày chúng tôi càng cải tiến bản mô tả sản phẩm, cài thêm hình ảnh, nói chuyện với phóng viên và tìm cách thu hút thêm sự tham gia của các nhà may ở Đức. Mỗi ngày chúng tôi sản xuất được 1.500 sản phẩm.

Thứ Năm, 26/3

Phản hồi từ dư luận nói chung đều tích cực. Chúng tôi đẩy mạnh quảng cáo và nhận được rất nhiều yêu cầu. Song song với điều này, chúng tôi cũng thu hút được nhiều nhà may ở Đức tham gia, mặc dù lúc này nhiều nhà may cũng có các nơi khác đặt vấn đề. Chúng tôi nhận được một đơn hàng lớn đầu tiên từ một bệnh viện đa khoa. Tuần tới, chúng tôi phải nâng công suất lên 2.500 sản phẩm/ngày. Chúng tôi phải suy nghĩ lại hoàn toàn về khâu dịch vụ khách hàng và phải thiết lập các quy trình mới, bởi vì chúng tôi chưa quen với một lượng khách hàng đông đảo đến như vậy. Điều làm chúng tôi đặc biệt phấn khởi là: Ý tưởng về mặt nạ đoàn kết - tặng các đoàn thể - thành công, nhận được sự quyên gióp của nhiều người, do đó nhiều người nhận được mặt nạ miễn phí.

Thứ Bảy (28/3) và Chủ nhật (29/3)

Tôi dùng mấy ngày cuối tuần để giải quyết nốt một số công việc dở dang và tắt điện thoại để tập trung làm việc. Quả là một tuần lễ nặng nhọc, ngủ ít, mỗi ngày làm việc bình quân 13 tiếng đồng hồ.

Thứ Hai, 30/3

Nhu cầu về khẩu trang ở cửa hàng trực tuyến của chúng tôi ở bên Séc giảm. Liệu ở Đức sẽ có như vậy không? Ngay từ lúc này, chúng tôi cần chú ý xem lượng đặt hàng ở các nhà may Đức là bao nhiêu? Đã đến lúc chúng tôi cần làm rõ những lời chỉ trích chúng tôi trên mạng xã hội. Nhiều người gọi tôi là kẻ trục lợi khủng hoảng, thậm chí là tên trấn lột.

Thứ Ba (31/3) đến thứ Sáu (3/4)

Trong những ngày này cuộc sống lao động mới đã trở thành bình thường: Tiếp chuyện với các nhà may mới, tung các mẫu mã mới lên Online-Shop, trả lời phỏng vấn, hỗ trợ bộ phận dịch vụ khách hàng, trả lời các câu hỏi của khách hàng. Trong khi đó vẫn nhận được thông tin buồn vui lẫn lộn, chúng tôi nhận được những lời cảm ơn từ những người được tặng khẩu trang miễn phí. Giờ đây sản lượng một tuần đạt 25.000 chiếc.

Thứ Hai, 6/4

Chúng tôi yêu cầu trợ giúp cho bộ phận dịch vụ khách hàng, bổ sung thêm nhân viên cho bộ phận này. Nhân viên này xử lý các vấn đề liên quan đến thư điện tử và trả lời điện thoại. Bộ phận hậu cần của chúng tôi khi đó đã phải vắt chân lên cổ, số lượng các kiện hàng phải chuyển đi trong một ngày bằng cả hai tháng trước đây. Lần đầu tiên, chúng tôi đánh giá sơ bộ: Cho tới hôm nay số khẩu trang để làm từ thiện là 3.000 chiếc. Chúng tôi tìm hai đối tượng mới để gửi tặng khẩu trang, (một nhà dưỡng lão ở quê tôi Bad Vilbel và một cơ sở chăm sóc người khuyết tật thông qua stayhomeandsew.de). Nhu cầu đối với khẩu trang từ thiện tăng nhanh buộc chúng tôi phải quy định, mỗi người chỉ được nhận hai sản phẩm một đơn hàng.

Thứ Ba, 7/4

Một chương trình truyền hình lớn và một hãng kinh doanh thời trang trực tuyến About You liên hệ với chúng tôi, họ quan tâm tới sản phẩm của chúng tôi. Quan niệm của người Đức đối với việc đeo khẩu trang dường như có thay đổi.

Thứ Năm, 9/4

Nhờ chuyển hoàn toàn sang sản xuất khẩu trang trong những ngày qua, chúng tôi đã đạt doanh số như khâu kinh doanh cốt lõi trước đây. Do đó, cho đến hôm nay, chúng tôi không phải sa thải nhân viên nào vì ảnh hưởng của đại dịch. Ngược lại, chúng tôi vẫn cần tăng cường cho bộ phận dịch vụ, hậu cần và truyền thông. Cho đến hôm nay, chúng tôi cũng không phải xin nhà nước trợ cấp. Tôi nghĩ, hiện có nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn chúng tôi. Tuy vậy, chúng tôi rất thận trong hướng kinh doanh ở tương lai, mọi ý định đầu tư giờ đều phải tạm thời ngưng lại.

 Bị mang danh trấn lột vì sự nhanh nhạy, doanh nhân Đức có cú lộn ngược dòng thành công để chứng minh tất cả - Ảnh 1.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.