Mỗi ngày, công ty cung cấp trung bình 70.000 suất cơm. Con số 70.000 suất cơm này là quy mô không cho phép các công ty khác đạt được giống như vậy. Trên thực tế, các công ty cơm hộp được coi là công ty lớn với 2000 suất cơm bán ra mỗi ngày. Tamagoya là cửa hàng cơm hộp hàng đầu Nhật Bản. Doanh thu của tất cả các cửa hàng là khoảng 90 tỷ yên, với số lượng nhân viên là 700 người.
Chủ tịch Sugawara, người sáng lập ra Tamagoya, sinh năm 1939. Cha ông từng kinh doanh một trang trại gà ở tỉnh Ibaraki, nhưng khi chủ tịch Sugawara năm cuối bậc tiểu học, cha ông kinh doanh thất bại và chuyển tới Tokyo. Cha ông bắt đầu mở cửa hàng "Katsugiya" bán rau và trứng ở Oomori, thuộc thành phố Oota (Cửa hàng của ông chuyên vận chuyển thực phẩm từ chính nơi sản xuất để bán). Chính vào thời gian này, ông mở một cửa hàng nhỏ bán thực phẩm và lấy tên là "Tamagoya".
Chủ tịch Sugawara làm việc ở ngân hàng Fuji (hiện nay là ngân hàng Muzuho) sau khi tốt nghiệp trung học Toritsu. Sau đó ông nghỉ việc ở ngân hàng, và mở cửa hàng Tamagoya vào năm 1965. Với kinh nghiệm tự bản thân rút ra, rằng "khi còn là nhân viên ngân hàng, có rất ít quán ăn trưa rẻ ở khu phố văn phòng, và như vậy thì thật bất tiện", ông đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cơm hộp hướng tới đối tượng khách hàng là dân văn phòng.
Thực đơn thay đổi theo ngày, mỗi ngày một loại
Công ty luôn cung cấp những suất cơm đáp ứng nhu cầu nhân viên các doanh nghiệp đó là "họ muốn có một bữa trưa ngon, bổ và rẻ một chút". Các suất cơm của Tamagoya sẽ thay đổi theo ngày, mỗi ngày một loại. Vậy là họ sẽ bán một ngày 70.000 suất cơm hộp cùng một loại.
Tamagoya khắc phục những khó khăn và chuyển đến khách hàng mỗi ngày một loại cơm hộp. Giá của những loại cơm hộp đó trung bình vào khoảng 430 yên. Giá đó là hoàn toàn tiết kiệm kinh tế bởi những loại cơm hộp được bày bán ở cửa hàng tiện lợi cũng đã có giá khoảng 400 đến 500 yên. Hơn nữa, Tamagoya sẽ giao cơm đến tận nơi làm việc của bạn chỉ với một cú điện thoại. Với khách hàng, đây là một dịch vụ vô cùng tiện lợi.
Họ mang đến văn phòng những suất cơm giá cả phải chăng, điều chỉnh lượng calo tiêu thụ vừa phải và có hương vị tuyệt vời. Đó là những giá trị mà Tamagoya đem đến cho khách hàng của mình. Dưới đây là ví dụ thực đơn cụ thể trong một tuần.
Thứ 2: Hamburg steak và mỳ Ý
Thứ 3: Cơm rong biển và gà nướng ướp cay
Thứ 4: Thịt lát dày và bò hầm
Thứ 5: Thịt lợn nướng gừng
Thứ 6: Chinjao rosu (Bò xào ớt ngọt) và cá/thịt nướng sốt vị Việt Nam
Điểm cốt yếu của sức cạnh tranh
Mỗi ngày chỉ có một loại thực đơn. Việc chuyên hóa một sản phẩm như này là điểm cốt yếu trong chiến lược kinh doanh của Tamagoya. Cửa hàng tiện lợi cũng như thế, nhưng một cửa hàng chuyên môn hóa là cửa hàng thường xuyên chuẩn bị thực đơn với một món ăn nào đó. Người ta thường không suy nghĩ đến việc áp đặt khách hàng vào một sản phẩm. Nhưng nhờ gạt bỏ cái gọi là "thường thức" đó mà Tamagoya đã thành công như ngày hôm nay.
Vì thực đơn chỉ có một loại, nên họ có thể tạo ta những giá trị mà họ muốn cung cấp cho khách hàng. Vì thực đơn chỉ có một loại nên sự lãng phí vì phải vứt bỏ những loại cơm hộp không được chọn sẽ giảm và chi phí theo đó hạ xuống, họ có thể quay vòng phần dư thừa đó vào chi phí mua thực phẩm. Đó chính là đặc điểm lớn nhất của công ty này.
Điều tiết chi phí, bổ sung thực phẩm
Một điểm đầu tiên có thể được coi là lí do hạn chế các chi phí khác đó là nhờ đơn đặt hàng lớn mà công ty có cung cấp một lượng lớn. Nếu tính một ngày 70.000 suất cơm, vậy thì lượng nguyên liệu để làm ra 70.000 suất cơm này là một con số khổng lồ. Lượng hàng lưu trữ cùng một loại sẽ rất lớn bởi thực đơn chỉ có một loại duy nhất. Phát huy tối đa điểm mạnh đó, họ đã đưa cuộc đàm phán người mua thành lợi ích, và thực hiện việc kinh doanh sản phẩm với giá thấp hơn.
Hơn nữa, việc thu hồi và tái sử dụng hộp đựng sản phẩm của Tamagoya, họ còn có thể giảm bớt hơn nữa những chi phí khác đó.
Thêm vào đó, Tamagoya còn không mất tiền tuyên truyền quảng cáo. Sau khi thành lập công ty, họ hoàn toàn không áp dụng bất kì hình thức quảng cáo nào. Tóm lại, họ đã có đơn đặt hàng một ngày 70.000 suất ăn chỉ bằng những lời nhận xét.
Hơn nữa, cùng với việc chú trọng xử lí nguyên liệu một cách thủ công, ở Tamagoya, từ quan điểm giảm thiểu chi phí, công ty đã tiếp tục phát triển công nghiệp hóa đối với những bộ phận có thể tự động hóa. Ví dụ, họ sớm đưa những thiết bị tân tiến nhất vào phục vụ sản xuất, như hệ thống nấu cơm hoàn toàn tự động có thể nấu cơm cho 15.000 phần ăn trong vòng một giờ, hay dây chuyền rửa tự động để rửa toàn bộ hộp đựng được trả lại.
Ngoài ra, một lí do quan trọng có thể hạn chế các chi phí đó là tỉ lệ hủy bỏ cơm hộp giảm thấp. Nếu như tỉ lệ này trong giới doanh nghiệp trung bình khoảng 2%, thì Tamagoya là khoảng 0,1%, thấp một cách đáng ngạc nhiên. Đây chính là con số có được nhờ thực đơn một sản phẩm.
Lộ trình giao hàng thông thường là xe giao hàng sẽ vận chuyển lượng hàng cần thiết đến danh sách các địa điểm họ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên Tamagoya thì khác. Đầu tiên, tổ chức đi đầu (vận chuyển đường dài) chịu trách nhiệm những khu vực cách xa nơi sản xuất, sẽ mang lượng cơm hộp nhiều hơn so với số lượng được đặt hàng và bắt đầu rời khỏi nhà máy để giao hàng tới địa phận phụ trách.
Sau đó, đội đi đầu đã hoàn thành xong việc giao hàng sẽ không trở về ngay mà bắt liên lạc với tổ chức phía sau (đội vận chuyển tầm trung), họ gặp đội giao hàng ở khu vực đó, đang thiếu (hoặc thừa) cơm hộp, và giao cho họ phần cơm thừa thiếu. Như vậy, họ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ bị vứt bỏ nhờ tinh thần hợp tác của các đội giao hàng.