Bị phương Tây "trù dập", Huawei bất ngờ tìm thấy miền đất hứa ở Nga dù vẫn bị "ông kẹ" Washington để mắt

02/04/2022 09:19
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã sớm giành được nhiều lợi thế nhưng vẫn phải đề cao cảnh giác với mối đe dọa từ Washington.

Cơ hội "ngàn năm có một"

Sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do nước này sáp nhập bán đảo Crimea, Tổng thống Vladimir Putin đã tái xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của nước mình với sự hỗ trợ của Huawei. Giờ đây, công ty công nghệ gây tranh cãi này của Trung Quốc sẽ hợp tác với Nga trên quy mô lớn hơn nhiều, bất chấp việc Washington đe dọa sẽ đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt hơn.

Hosuk Lee-Makiyama, một chuyên gia viễn thông tại Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu, cho biết Nga đã "cắt đứt thiết bị viễn thông của phương Tây trong lãnh thổ quân sự và thay thế bằng Huawei cùng ZTE". Nếu Nokia và Ericsson hoàn toàn rời khỏi Nga, Moscow sẽ "cần các công ty Trung Quốc hơn bao giờ hết, đặc biệt là Huawei", ông nói.

Dù ban đầu doanh số bán hàng có sụt giảm, Huawei đã sớm giành được nhiều lợi ích kể từ khi căng thẳng Ukraine diễn ra. Theo các nhà phân tích tại MTS, nhà mạng lớn nhất của Nga, doanh số bán điện thoại của hãng tại nước này đã tăng 300% trong hai tuần đầu tháng 3, doanh số của các thương hiệu Trung Quốc khác như Oppo và Vivo cũng ghi nhận mức tăng ba con số.

Bốn trung tâm nghiên cứu của Nga đang tuyển dụng hàng chục kỹ sư, bao gồm các nhà khoa học máy tính từ Novosibirsk, các nhà nghiên cứu nhận dạng giọng nói từ St Petersburg và các nhà phân tích dữ liệu lớn ở Nizhny Novgorod. Huawei cũng đã mở thêm các cơ sở bán hàng và phát triển kinh doanh mới ở Moscow kể từ khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, theo trang web của hãng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và đối thủ Xiaomi có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt nếu họ tiếp tục vận chuyển điện thoại và thiết bị viễn thông sang Nga. Họ cần nhận được sự chấp thuận từ Washington vì các thiết bị điện tử thường chứa chất bán dẫn cao cấp hoặc được sản xuất bằng các công nghệ của Mỹ.

Bị phương Tây trù dập, Huawei bất ngờ tìm thấy miền đất hứa ở Nga dù vẫn bị ông kẹ Washington để mắt - Ảnh 1.

Huawei có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều lệnh trừng phạt hơn từ Washington. Một ví dụ điển hình là lệnh của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm ZTE tiếp cận bất kỳ công nghệ nào được kết nối với Mỹ. Điều này sẽ giáng một đòn lớn nữa vào hoạt động của công ty Trung Quốc.

"Tôi cá là Huawei và các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc khác không thể xuất khẩu sang Nga một cách hợp pháp", Kevin Wolf, cựu quan chức bộ thương mại và chuyên gia về các lệnh trừng phạt cho biết. "Về mặt lý thuyết, có thể Huawei đã tìm ra cách sản xuất điện thoại hoặc trạm viễn thông mà không cần đến các công cụ, phần mềm của Mỹ. Nhưng họ khó có thể tìm thấy toàn bộ chất bán dẫn mà không được sản xuất bằng các công cụ của Mỹ".

Huawei đã và đang nỗ lực để loại bỏ chính mình khỏi chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Mỹ kể từ khi Chính quyền Trump đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm cắt giảm quyền truy cập vào chip của họ. Guo Ping, lãnh đạo cấp cao của công ty, trả lời phỏng vấn rằng họ đang sản xuất dựa trên một kho dự trữ chip. Ông nói thêm rằng Huawei đang cố gắng thiết kế lại các sản phẩm để thoát ly khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ bằng cách khai thác hiệu suất tương đương từ các chip kém tiên tiến hơn.

Bị phương Tây trù dập, Huawei bất ngờ tìm thấy miền đất hứa ở Nga dù vẫn bị ông kẹ Washington để mắt - Ảnh 2.

Các biện pháp trừng phạt đã gây tổn hại nặng nề đến hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh sử dụng chip của Huawei, khiến doanh thu sản phẩm tiêu dùng của hãng giảm 50% vào năm ngoái, công ty cho biết. Tổng doanh thu của Huawei trong năm 2021 đã giảm 29% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 366,8 tỷ Nhân dân tệ (100 tỷ USD).

Công chúa Huawei Meng Wanzhou gần đây đã trở về Trung Quốc sau gần ba năm bị giam giữ ở Canada vì bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt chống lại Iran. Bà cho biết các công ty của Huawei "đã phải chịu rất nhiều áp lực trong vài năm qua". "Điều này đã làm cho chúng tôi ngày càng đoàn kết và các chiến lược cũng rõ ràng hơn", bà nói.

Nga cần Huawei

Sự rút lui của Apple và Samsung đã tạo cơ hội cho Huawei chiếm lấy một nửa thị trường điện thoại thông minh ở Nga. Cùng lúc đó, việc Ericsson và Nokia ngừng kinh doanh tại Nga đã để lại một lỗ hổng trong việc cung cấp thiết bị viễn thông cho cơ sở hạ tầng mạng di động và băng thông rộng. Không những thế, chúng còn cần được bảo trì và nâng cấp.

Nga là bước đột phá đầu tiên của Huawei vào thị trường nước ngoài hơn hai thập kỷ trước và các lệnh trừng phạt đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ này. Bị xa lánh ở các thủ đô phương Tây, Huawei cần phải tìm được người mua và đội ngũ kỹ sư tài năng. Trong khi đó, Nga cần một công ty đáng tin cậy để cung cấp phần cứng cho hệ thống thanh toán quốc gia nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mới, họ đã chọn Huawei.

Các nhà phân tích cho biết Huawei đã giành được một phần đáng kể trong các hợp đồng triển khai mạng 4G và 5G ở Nga. Theo công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro, Huawei và ZTE của Trung Quốc kiểm soát khoảng 40 đến 60% thị trường thiết bị mạng không dây ở Nga, trong đó Nokia và Ericsson chiếm phần lớn trong số phần trăm còn lại.

Bị phương Tây trù dập, Huawei bất ngờ tìm thấy miền đất hứa ở Nga dù vẫn bị ông kẹ Washington để mắt - Ảnh 3.

Huawei đã thể hiện năng lực của mình trong việc chia sẻ các dự án chống trừng phạt với Nga, bao gồm hệ điều hành Harmony sau khi họ mất quyền truy cập vào dịch vụ di động của Google. Vladimir Puzanov, giám đốc điều hành của công ty sản xuất điện thoại BQ thuộc Nga, cho biết công ty đang xem xét cài đặt HarmonyOS trên các thiết bị mới. Huawei cho biết hiện tại họ không có kế hoạch "ra mắt hoặc quảng bá HarmonyOS bên ngoài Trung Quốc".

Washington hiện đang theo dõi chặt chẽ Huawei. Matthew Borman, một quan chức trong lĩnh vực xuất khẩu tại Bộ Thương mại Mỹ, đã đe dọa các công ty Trung Quốc đang tìm cách vượt qua các lệnh trừng phạt của Nga. Ông cho biết Mỹ sẽ hoàn toàn cấm không chỉ thương mại mà kể cả bất kỳ giao dịch nào, hoặc thậm chí là đưa ra một lệnh cấm bán, giống như cách họ đã áp đặt lên ZTE.

Ông Borman cho biết Washington đã cấp một số lượng giấy phép xuất khẩu đáng kể cho các nhà cung cấp nước ngoài để tiếp tục bán cho Huawei, nhưng những giấy phép đó có thể bị thu hồi. Trong khi đó, ông Guo của Huawei cho biết công ty đang "đánh giá cẩn thận" các biện pháp trừng phạt mới.

https://cafef.vn/bi-phuong-tay-tru-dap-huawei-bat-ngo-tim-thay-mien-dat-hua-o-nga-du-van-bi-ong-ke-washington-de-mat-20220401113618629.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.