Bí quyết giúp cán bộ tín dụng xử lý những khoản vay “khó”

17/05/2020 13:50
Chắc hẳn trong nghề tín dụng có không ít lần bạn gặp phải trường hợp được yêu cầu thẩm định hồ sơ mà sếp đã ấn định “đã duyệt” hoặc nhận thấy khoản vay “có vấn đề” nhưng vẫn phải xử lý vì nhiều lý do khác nhau.

Với kinh nghiệm công tác nhiều năm trong ngành ngân hàng, tác giả chia sẻ một số kỹ năng sau để giúp cán bộ tín dụng tránh được những rủi ro cơ bản nhất.

Kỹ năng từ chối khoản vay không muốn đề xuất

Khi lãnh đạo đưa xuống "mệnh lệnh", nếu bạn không chấp hành thì dễ làm phật ý cấp trên, nhưng nếu đề xuất cho vay thì sau này luôn nơm nớp lo sợ và có thể chịu trách nhiệm nếu khoản vay nợ quá hạn. Trước tiên bạn không nên từ chối một cách thẳng thừng mà chưa qua thẩm định. Lãnh đạo sẽ đánh giá bạn quá cảm tính và nhút nhát, lý do bạn đưa ra không sắc bén để thuyết phục triệt để.

Bước đầu tiên, bạn làm tờ trình tín dụng và khẳng định trực tiếp khoản vay không đủ điều kiện cho vay. Trình bày rõ thực chất mục đích vay đi kèm rủi ro pháp lý, phân tích chi tiết các yếu tố thiếu minh bạch, thiếu khả thi của phương án vay, đối chiếu các quy định nội bộ ngân hàng mà khách hàng không thỏa mãn.

Nếu lãnh đạo vẫn chưa chấp nhận, yêu cầu thẩm định lại thì bước tiếp theo là sử dụng các thủ thuật từ chối khéo léo.

"Thủ thuật" đầu tiên là yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ tài liệu liên quan xoáy sâu vào những khoản mục có vấn đề để buộc họ bộc lộ thông tin tình trạng tài chính thật sự. Hiệu quả của giải pháp này khiến khách hàng vay ngại cung cấp thông tin, mà nếu càng chần chừ thì áp lực về thời gian thẩm định của bạn càng giảm bớt. Bạn nên thể hiện tâm thế hài hòa, lý giải một cách thiện chí rằng bạn đang cố gắng bảo đảm sự kín kẽ cho khoản vay và cho trách nhiệm ngân hàng của mình.

Hai là, đề nghị thủ tục định giá tài sản bảo đảm - thay vì để Trung tâm định giá nội bộ thực hiện hãy yêu cầu khách hàng thuê một tổ chức uy tín theo danh sách công ty định giá ngân hàng chỉ định. Lúc này sẽ phát sinh thêm chi phí mà kết quả định giá khả năng cũng không cao, sẽ làm cho khách hàng ngần ngại và có thể chính họ từ chối ngân hàng bạn. 

Ba là trì hoãn thời hạn giải ngân bằng cách đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc trước khi giải ngân khó thực hiện. Sao phải câu giờ? Bởi hầu hết những khoản vay dạng này đều có tính cấp thiết về thời hạn giải ngân. Thấy áp lực về thời gian, người vay sẽ buộc tính đến phương án khác hoặc thậm chí tìm ngân hàng khác.

Kỹ năng trình duyệt một khoản vay "có vấn đề"

Thế nào là một khoản vay "có vấn đề"? Một số yếu tố được nhìn nhận gồm: mục đích vay vốn không rõ ràng, phương án vay vốn thiếu khả thi, tài sản bảo đảm thực tế không đủ giá trị đảm bảo; hoặc chứa đựng sự lách luật, vượt giới hạn pháp lý.

Kỹ năng này chỉ dùng để đối phó với những trường hợp "cực chẳng đã", bạn rơi vào trường hợp buộc phải xử lý một khoản vay tiềm ẩn rủi ro, bạn không đủ điều kiện để từ chối, đồng thời không chấp nhận được rủi ro mất việc làm.

Thứ nhất, hãy biến tờ trình thẩm định thành hàng ràng bảo vệ trách nhiệm của mình. Bạn hãy phân tích kỹ trong tờ trình mọi vấn đề thẩm định, đánh giá kỹ rủi ro. Thậm chí rõ ràng hơn cả những khoản vay thông thường.

Thứ hai, gia tăng tính khách quan cho hồ sơ tín dụng bằng cách tham vấn ý kiến, đánh giá rủi ro của các bộ phận hỗ trợ khác như bộ phận pháp chế, bộ phận quản trị rủi ro… Vì khi nợ xấu xảy ra thì rủi ro pháp lý luôn song hành cùng rủi ro mất vốn và dẫn đến trách nhiệm nặng nề nhất cho cán bộ tín dụng. Sự tham gia của họ sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để kiểm soát rủi ro, hạn chế trách nhiệm chủ quan đơn phương từ phía bạn.

Thứ ba, thực hiện giải ngân và kiểm soát sau cho vay chặt chẽ khi khoản vay đã được phê duyệt. Hãy kiểm tra tính đầy đủ của những chứng từ cần thiết cho việc giải ngân, mục đích giải ngân; kiểm tra thực chất với hình ảnh minh chứng cụ thể và có đủ số lượng biên bản kiểm tra lưu giữ trong hồ sơ tín dụng.

Tin mới

Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
7 giờ trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.
Mỹ tăng gần gấp đôi mua mặt hàng ‘cây nhà lá vườn’ của Việt Nam: Thu hơn 100 triệu USD trong quý 1
8 giờ trước
Tuy nhiên, Việt Nam còn đang nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ với kim ngạch còn lớn hơn.
'Tân binh' xe điện siêu nhỏ: nhét vừa Ford Transit, di chuyển 100 km, giá chưa tới 200 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ là một giải pháp tối ưu cho việc di chuyển trong những cung đường nhỏ hẹp.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
9 giờ trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Vụ sữa bột giả: Danh sách sữa cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh
10 giờ trước
Trong gần 600 loại sữa bột làm giả có nhiều loại sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, suy thận...

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.