Bí quyết xây dựng NTM của Hà Giang: Biến khó khăn thành lợi thế

17/11/2017 16:19
Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, người dân có đời sống khó khăn và trình độ dân trí còn hạn chế... Trong hoàn cảnh ấy, chính quyền và người dân của vùng đất địa đầu Tổ quốc đã biết tìm cho mình hướng đi riêng, biến những khó khăn thành lợi thế để phát triển kinh tế, du lịch và xây dựng làm nông thôn mới NTM. Ký kết Chương trình đưa KHCN vào xây dựng nông thôn mới ở "Ba Tây"Xây dựng nông thôn mới: Đăk Môn tháo “nút thắt” thu nhậpXây dựng nông thôn mới ở Mường La: Tập trung gỡ từng “nút thắt”

Muôn vàn khó khăn

Ông Dình Chí Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay mà địa phương đang gặp phải là thiếu đất canh tác, thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, giao thông đi lại khó khăn. Bà con thường sống rải rác trên các sườn núi, thời tiết khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp chỉ được 1 vụ/năm. Do vậy để phát triển  lâm, nông nghiệp cũng đã khó và xây dựng NTM đạt hiệu quả và bền vững lại càng khó khăn hơn.

bi quyet xay dung ntm cua ha giang: bien kho khan thanh loi the hinh anh 1

Du khách chuẩn bị cho một sự kiện được tổ chức tại làng du lịch Homestay Lô Lô. Ảnh: T.T

Câu chuyện của Đồng Văn cũng là tình cảnh chung của cả Hà Giang. Với điều kiện thiếu đất sản xuất, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa hình phức tạp đã ảnh hướng rất nhiều tới đời sống của bà con nông dân, mức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn lớn, nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM từ ngân sách nhà nước cho các xã không đáp ứng được đủ nhu cầu.

Toàn tỉnh có 6 huyện thuộc diện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (có xã lên đến 80% dân số). Do đó, việc vận động bà con hiến đất, hiến công lao động, vật liệu làm các công trình phúc lợi không được thuận lợi như các địa phương khác và giảm tỷ lệ hộ nghèo để bảo đảm tiêu chí NTM không phải dễ đối với Hà Giang.

Bên cạnh những khó khăn về địa lý, kinh tế, Hà Giang cũng gặp nhiều khó khăn khác như nhận thức của bà con dân tộc về vệ sinh môi trường còn hạn chế, không đảm bảo; chưa chủ động làm kinh tế... “Đặc biệt là theo phong tục tập quán của bà con từ trước tới nay thường không cho người khác ngủ trong nhà mình, vì vậy khi thực hiện chương trình Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NMT cũng mất nhiều thời gian và công sức” – ông Thành chia sẻ

Biến khó khăn thành lợi thế

Bao năm qua, những miền núi đá tai mèo đã tạo nên cho Hà Giang những điểm du lịch với các cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, có khu địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và những đặc sản của bà con dân tộc thiểu số mà nhiều nơi khác không có được. Tận dụng những lợi thế đó, tỉnh Hà Giang đã và đang từng bước xây dựng các điểm du lịch xanh (Homestay), Lễ hội  hoa tam giác mạch, điểm du lịch cột cờ Lũng Cú... để thu hút  du khách, qua đó phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước xây dựng NTM bền vững.

Ngày 5.10.2017, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký Quyết định số 2013 ban hành Bộ tiêu chí NTM thuộc thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2020. Bộ tiêu chí chia làm 5 nhóm với 18 tiêu chí và 44 nội dung. Bộ tiêu chí nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho các thôn của thị trấn cùng chung tay xây dựng NTM...

Là một trong những hộ gia đình tham gia làm dịch vụ Homestay, anh Sình Gỉ Gai (thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn) chia sẻ: "Khi chưa tham gia chương trình này, thu nhập của gia đình rất thấp, điều kiện kinh tế khó khăn. Nhưng từ cuối 2015 tôi được địa phương cho đi học về hướng dẫn, quản lý du lịch và được Đại sứ quán Luxembourg tài trợ thiết bị sinh hoạt... Từ đó, số lượng du khách đến với gia đình ngày một đông hơn, thu nhập ổn định, đạt trên 40 triệu đồng/năm - cao hơn rất nhiều so với trước đây trồng lúa, ngô”.

Không chỉ phát triển các điểm du lịch xanh, Hà Giang còn xây dựng, quy hoạch những vùng chuyên canh sản xuất rau, cây dược liệu, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: Nuôi bò vỗ béo, dệt thổ cẩm...

Đứng trên mảnh ruộng của mình, anh Vàng Thìn Nghì (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ) vui vẻ chia sẻ về thu nhập mà gia đình anh và bà con nông dân trong xã có được từ chương trình phát triển cây dược liệu: “Tôi bắt đầu đưa vào sản xuất cây đương quy Nhật từ năm 2007, đến nay thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm, cao gấp 10 lần so với trồng lúa, ngô. Trước kia, bà con sản xuất ngô chỉ thu được 30 triệu đồng/ha/năm chưa trừ chi phí. Còn bây giờ, mỗi hộ ngoài tiền cho thuê đất là 25 triệu đồng/ha/năm, còn có thêm 2 nhân khẩu được bố trí việc làm ổn định với mức lương 3,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, với 1ha đất cho thuê, mỗi hộ gia đình đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm”.

Để đạt chỉ tiêu xây dựng NTM tới năm 2020, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang đã tập trung nguồn lực từ các cấp, các ngành trong toàn tỉnh, có kế hoạch hành động cụ thể, phân công  công việc cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách, xuống từng hộ gia đình giúp đỡ bà con nông dân cách sản xuất, chăn nuôi, quản lý kinh tế. Nhờ có hướng đi đúng, nên mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay toàn tỉnh Hà Giang đã có 18 xã đạt chuẩn NTM và một số xã đã đạt đủ 19 tiêu chí đang chờ thẩm định. Tỉnh phấn đấu đến hết 2017 sẽ  có 23 xã đạt chuẩn NTM.

Tin mới

Ngỡ ngàng nhiều trái cây giải nhiệt mùa nóng có giá bằng ly trà đá
11 giờ trước
Không ít loại trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng ở TPHCM lại có giá rẻ đến không ngờ, như cam, dưa lê, thơm... chỉ từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; dưa hấu, ổi chỉ tầm 10.000 đồng...
Giảm thêm thuế cho xe hybrid
2 giờ trước
Xe hybrid là cầu nối giữa xe xăng và xe điện, cần có lộ trình chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển
Hé mở về những mỏ vàng với tổng trữ lượng hàng trăm tấn tại Việt Nam
3 giờ trước
Từ các dữ liệu công khai cho thấy, Việt Nam hiện có hàng chục vùng khai thác, mỏ vàng lớn với tổng trữ lượng được dự báo lên đến hàng trăm tấn.
Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
5 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Suzuki XL7 bán vượt Toyota Innova Cross, thành vua doanh số hybrid ở Việt Nam tháng 3/2025
5 giờ trước
Kể từ khi công bố riêng doanh số dòng xe hybrid, hiếm khi nào Toyota lại nhường ngôi "vua hybrid" vào tay thương hiệu khác. Nhưng tháng này, Suzuki XL7 đã bứt tốc tốt hơn để trở thành mẫu xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.213.267 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.047.607 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.271.015 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.821 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.861.474 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.499.708 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn tấn ‘báu vật’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, là mặt hàng cả thế giới đều cần
7 giờ trước
Mặt hàng này đã giảm mạnh 13% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
10 giờ trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.
Mỹ tăng mạnh đưa mặt hàng ít quen thuộc này vào Việt Nam: nhập khẩu đột biến hơn 700%, đạt kỷ lục trong 5 năm qua
11 giờ trước
Đây là mức nhập khẩu cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây từ Mỹ đối với mặt hàng này.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
1 ngày trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.