Bí thư TPHCM nói về việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm

16/10/2018 16:37
Trước nhiều ý kiến còn khác nhau về triển khai dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc xây dựng nhà hát là theo quy hoạch và chờ đến bây giờ mới làm là hơi muộn vì kế hoạch đã có từ 25 năm trước.

Chiều 16/10, phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết tại hội nghị này Thành ủy đã tiếp tục thảo luận, xem xét việc triển khai xây dựng dự án Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, việc xây dựng nhà hát là làm theo quy hoạch, kế hoạch và đến bây giờ mới làm là hơi muộn vì kế hoạch làm nhà hát đã có từ 25 năm trước.

Bí thư TPHCM nói về việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm - Ảnh 1.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với PV Tiền Phong bên lề hội nghị

Trước đó, trao đổi với Tiền Phong bên lề hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, sau khi HĐND TPHCM thông qua việc xây dựng nhà hát giao hưởng, đã có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ, trong đó không ý ý kiến gay gắt, thậm chí cực đoan. Việc này xuất phát từ việc cung cấp thong tin chưa đầy đủ từ phía chính quyền.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói xét trên tổng thể, việc xây Nhà hát không tốn nhiều tiền. Kinh phí TPHCM xây trường học, bệnh viện trong 5 năm vừa qua là hơn 34 nghìn tỷ đồng, trong khi nhà hát chỉ hơn 1.500 tỷ, tức bằng 4% tiền xây bệnh viện, trường học. Phải thấy được tổng thể mới thấy rằng xây nhà hát là điều nên làm.

Bí thư TPHCM nói về việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm - Ảnh 2.
Khu đất dự kiến làm nhà hát ở Thủ Thiêm

Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cho biết hiện nay, việc luyện tập của dàn nhạc giao hưởng diễn ra dưới tầng hầm, thiết bị gửi khắp nơi. Lãnh đạo TPHCM rất xót xa. Những người chơi nhạc đều học gần 10 năm mới đánh được đàn. Nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc giao hưởng còn là người nước ngoài. 

“Họ tập luyện, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng dưới tầng hầm mà cứ thắc mắc không hiểu vì sao. Dàn nhạc giao hưởng của TPHCM đã có từ năm 1993, tồn tại 25 năm mà không có nhà để biểu diễn. Điều đó làm cho lãnh đạo thành phố nhiều nhiệm kỳ phải suy nghĩ, trăn trở…”, ông Nhân bộc bạch.

Long đong

Tại kỳ họp thứ 10 (bất thường) diễn ra vào ngày 8/10, HĐND TPHCM khóa IX đã thông qua Tờ trình của UBND TPHCM về dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.

Theo trình bày của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, nhà hát được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế và là biểu tượng của TPHCM trong tương lai. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng trích từ nguồn ngân sách thành phố (nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1).

Nhà hát này có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ, thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.

Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm cho rằng, là một trung tâm kinh tế, khoa học, văn hóa, TPHCM rất cần có những công trình văn hóa xứng tầm. Thời Pháp thuộc, TPHCM có 3 nhà hát, gồm: Nhà hát Opera (nay là Nhà hát thành phố), Nhà hát Phiharmonie (nay là Kho bạc thành phố) và Nhạc viện thành phố. Hiện nay, TPHCM chỉ còn Nhà hát thành phố có chức năng của một nhà hát đúng nghĩa.

Bí thư TPHCM nói về việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm - Ảnh 3.
Việc luyện tập, biểu diễn nhạc giao hưởng hiện nay chủ yếu diễn ra dưới tầng hầm

Các nhà hát xây dựng sau 1975 như nhà hát Hòa Bình, Bến Thành hiện đang xuống cấp cũng như không đạt tiêu chuẩn để có thể tổ chức các buổi diễn chất lượng cao theo yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế. Việc xây dựng một Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM cho biết ý tưởng xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đã được ấp ủ qua nhiều thời kỳ và nhiệm kỳ lãnh đạo. TPHCM đã xây dựng đề án rất cẩn trọng, đến nay mới đầy đủ cơ sở cũng như các điều kiện cần thiết để thông qua.

"Hồi xưa mình làm nhà hát Trần Hữu Trang chưa tốt, làm xong sử dụng không được. Cái đó mình phải nhận lỗi với dân nhưng không phải vì vậy mà mình không xây nhà hát nữa. Nhà hát giao hưởng lần này mình không thiết kế nữa, toàn bộ là thuê tư vấn nước ngoài"- Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói.

Hành trình xây dựng nhà hát

- Từ năm 1999, TPHCM đã cho phép xây dựng nhà hát ở vị trí công ty Xổ số kiến thiết ở số 23 Lê Duẩn, quận 1.

- Đến tháng 7/2004, các bên liên quan mới thống nhất hoán đổi nhiều vị trí và nhà hát đã triển khai làm thiết kế ở 23 Lê Duẩn.

- Tháng 5/2009, UBND TPHCM lại quyết định chuyển dự án nhà hát về Công viên 23 tháng 9 với trên khu đất rộng 1,2 ha, quy mô 1.700 chỗ ngồi ngồi gồm hai khán phòng. Nhà hát lại làm bản vẽ mới với ê kíp kiến trúc sư từ Đức sang.

- Từ năm 2010 đến 2012, khi dự án ở công viên 23/9 vẫn còn dang dở, TPHCM đã quyết định chuyển địa điểm xây dựng nhà hát giao hưởng sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.



Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
10 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".