Bị vạ lây vì rác thế giới đổ vào Việt Nam

06/08/2018 07:55
Cần phân loại để có giải pháp xử lý phù hợp chứ không nên đánh đồng phế liệu với rác.

Các doanh nghiệp (DN) ngành thép, giấy, nhựa… kêu gặp nhiều khó khăn vì bị vạ lây từ việc cơ quan quản lý siết nhập khẩu phế liệu theo kiểu đánh đồng phế liệu với rác.

“Quýt làm, cam chịu”

Nhiều công ty khẳng định phế liệu là nguồn nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất như nhựa, thép, giấy... Tuy nhiên, để ngăn chặn Việt Nam thành bãi rác thế giới, Tổng cục Hải quan đã ban hành liên tiếp hai công văn số 3738/2018 và 4202/2018 về quản lý phế liệu nhập khẩu.

Hai công văn này yêu cầu hàng hóa nhập khẩu là phế liệu phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định hải quan để thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Như vậy, chỉ một mặt hàng giấy phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất vừa phải có giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường của một tổ chức giám định do Bộ TN&MT chỉ định, vừa phải được Cục Kiểm định hải quan kiểm định theo cùng quy chuẩn này.

Điều đáng nói là yêu cầu phế liệu phải lấy mẫu để phân tích nhưng không quy định cụ thể thời gian lấy mẫu, thời gian trả kết quả giám định khiến các DN phải tốn thêm thời gian, chi phí lưu kho, lưu bãi...

Ông Đặng Văn Sơn, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), dẫn số liệu thống kê nhanh từ các đơn vị thành viên cho thấy chỉ tính từ ngày 26-6 đến 10-7 vừa qua, riêng phí lưu container (mức chi phí lưu kho là 1 triệu đồng/container/ngày), ước thiệt hại của các công ty nhập khẩu giấy phế liệu lên đến gần 30 tỉ đồng. Đó là chưa kể những thiệt hại trong sản xuất do phải dừng hoạt động máy, ngừng sản xuất giấy hay bị phạt hợp đồng do giao hàng không đúng hẹn với đối tác.

Bị vạ lây vì rác thế giới đổ vào Việt Nam - Ảnh 1.

Gần đây lượng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh. Ảnh: QUANG HUY

“Chúng tôi đồng tình với chủ trương của Nhà nước tăng cường các biện pháp rà soát, siết chặt phế liệu nhập khẩu bao gồm cả giấy tái chế. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần có các giải pháp phù hợp, sớm thông quan các container giấy tái chế để các DN ổn định nguyên liệu, không phải đóng máy, ngừng sản xuất, công nhân thất nghiệp” - ông Sơn chia sẻ.

Cụ thể, các DN ngành giấy kiến nghị được hậu kiểm các container thay vì kiểm hóa tại cảng vì thực tế việc kiểm hóa theo hướng dẫn tại Công văn 4202/2018 của Tổng cục Hải quan là cực kỳ khó, không khả thi; phân luồng trong nhập khẩu, tạo điều kiện cho các DN làm ăn chân chính, minh bạch, chưa từng vi phạm.

Không nên gom chung vào “một giỏ”

Các công ty ngành thép cũng chung cảnh ngộ bị vạ lây từ việc siết nhập khẩu rác phế liệu. Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Việt, cho rằng việc cơ quan hải quan gom những DN nhập khẩu phế liệu thép vào chung “một giỏ” để siết chặt kiểm tra ảnh hưởng đến những đơn vị làm ăn đàng hoàng, chân chính lâu nay.

Theo ông Thái, việc lấy mẫu và chờ kết quả giám định kéo dài khiến các nhà máy không đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng như có nguy cơ phải bồi thường cho các chủ hàng vì giao hàng không đúng hạn. Ví dụ, cứ 100 container sắt thép vụn nhập khẩu phải lấy mẫu 10 tấn thì lượng lấy mẫu này là rất lớn và gây khó khăn cho cả hải quan lẫn người kinh doanh.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho hay hiện một nửa số thép được sản xuất tại Việt Nam sử dụng phế liệu. Do nguồn thu gom trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nên phải bổ sung bằng nguồn nhập khẩu.

Từ thực tế trên, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan tháo gỡ khó khăn. Cụ thể, cần phân loại những DN được nhập phế liệu dựa trên nhu cầu thực trạng sản xuất, thể hiện được các năng lực về xử lý môi trường, cơ sở hạ tầng, tài chính và năng lực trách nhiệm.

“Đối với những tổ chức, DN không đáp ứng được sẽ dứt khoát không cấp phép cho nhập phế liệu để tránh tình trạng phế liệu vô chủ như hiện nay tại các cảng biển” - Hiệp hội Thép kiến nghị.

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy số liệu container tồn tại cảng Cát Lái , TP.HCM tính đến ngày 25-7 là 3.579 container. Tại cảng Hải Phòng, tính đến ngày 5-7 tồn 1.485 container.

Loại những đơn vị làm ăn bất chính

Trao đổi với chúng tôi, ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Tổng cục Hải quan, cho biết: Thời gian qua, sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.

Chính vì vậy Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hải quan các địa phương thực hiện các biện pháp siết chặt phế liệu nhập khẩu. “Hiện ngành hải quan cũng đang kiến nghị với các bộ, ngành liên quan, gấp rút rà soát các DN nhập khẩu phế liệu. Nếu đơn vị nào đủ điều kiện nhập khẩu đúng loại phế liệu sản xuất tái chế sẽ được cấp phép thông quan. Đồng thời siết kiểm tra các công ty nhập kiểu ủy thác, làm môi giới, không có mục đích sử dụng phế liệu tái chế” - ông Tuấn thông tin.

Một số chuyên gia cũng cho rằng nếu khai thác tốt nguồn nguyên liệu là phế liệu sẽ mang lại hiệu quả cho cả người kinh doanh và môi trường. Nhưng ranh giới giữa nhập phế liệu và nhập rác rất mong manh, dễ bị lợi dụng để nhập khẩu những chất thải nguy hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, môi trường.

Do vậy cơ quan chức năng cần tiến tới cấm một số mã hàng như mã hàng phế liệu nhựa, giấy không phân loại; nghiên cứu xem xét việc phân loại phế liệu giấy chung chung như hiện nay thành hai loại như quốc tế quy định: giấy thu hồi và giấy phế liệu, để đơn giản hơn cho quản lý cũng như cho DN. Đặc biệt, chế tài xử phạt nặng với các công ty làm ăn gian dối như làm giả giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu.

Đầu vào quan trọng của nhiều ngành

Theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Trong đó có 50% được thu gom trong nước, còn lại là nhập khẩu.

Tính trung bình, để sản xuất ra mỗi tấn giấy từ phế liệu sẽ tiết kiệm được 17 cây gỗ tiêu chuẩn cùng 1.500 lít dầu, 26,5 m3 nước, 3,3 m3 đất chôn lấp và giảm được 74% khí thải nhà kính...

Còn theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, phế liệu thép là nguồn nguyên liệu đầu vào của 30% dây chuyền sản xuất thép trên thế giới. Mỗi năm các nước sản xuất hơn 400 triệu tấn thép từ nguồn phế liệu này.

Việc sử dụng phế liệu để sản xuất thép được xem là thân thiện với môi trường vì không dùng nguyên liệu là quặng sắt thì không phải khai mỏ. Sản xuất thép từ phế liệu tiêu hao năng lượng chỉ bằng 1/5 so với dùng nguyên liệu quặng sắt.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
52 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
56 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
21 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
13 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.936.569 VNĐ / lượng

2,706.40 USD / toz

1.40 %

+ 37.30

Bạc

SILVER

958.196 VNĐ / lượng

31.27 USD / toz

1.70 %

+ 0.52

Đồng

COPPER

229.450.591 VNĐ / tấn

409.47 UScents / lb

0.73 %

- 3.03

Bạch kim

PLATINUM

29.846.317 VNĐ / lượng

973.95 USD / toz

0.36 %

+ 3.45

Nickel

NICKEL

404.112.833 VNĐ / tấn

15,899.00 USD / mt

1.22 %

+ 192.00

Chì

LEAD

51.559.399 VNĐ / tấn

2,028.50 USD / mt

1.17 %

+ 23.50

Nhôm

ALUMINUM

67.013.239 VNĐ / tấn

2,636.50 USD / mt

0.10 %

+ 2.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
14 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
16 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
17 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.