BIDV, CB nói gì về việc bị thu hồi tiền trong vụ Phạm Công Danh?

18/12/2018 21:54
Đại diện hai ngân hàng đều cho rằng án sơ thẩm tuyên thu hồi tiền của ngân hàng là không có căn cứ.

Sáng nay (18/12), phiên xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục với phần tranh luận của các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

BIDV nói không có căn cứ thu hồi tiền

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bảo vệ cho Ngân hàng BIDV tham gia tranh tụng. Bản án sơ thẩm ngày 6/8/2018 tuyên thu hồi của BIDV số tiền hơn 1.633 tỷ đồng. Số tiền này được  nhận định có nguồn gốc từ 1.800 tỷ đồng các công ty của Phạm Công Danh vay của Sacombank dùng để trả nợ cho 2 khoản vay của Tập đoàn Thiên Thanh tại BIDV.

Luật sư nêu, số tiền hơn 1.633 tỷ đồng được án sơ thẩm xác định có nguồn gốc từ số tiền 1.800 tỷ đồng vay từ Sacombank không thể là vật chứng của vụ án bởi lẽ, nó không phải là “vật” mà chỉ mang ý nghĩa số liệu.

Hơn nữa theo án sơ thẩm xác định, Tập đoàn Thiên Thanh dùng hơn 1.633 tỷ đồng trong số 1.800 tỷ đồng vay từ Sacombank để trả nợ cho BIDV từ ngày 27/4/2012 và số tiền này đã được hòa vào dòng tiền chung của BIVD. Do đó, dòng tiền càng không thể là vật chứng của vụ án vì không phù hợp quy định tại Bộ luật TTHS năm 2015.

Mặt khác, luật sư cho rằng chỉ khi nào vật chứng được thu thập, bảo quản theo đúng những quy định tại Bộ luật TTHS năm 2015 mới có giá trị pháp lý và được pháp luật tố tụng công nhận để sử dụng là chứng cứ.

“Nếu số tiền đã vay từ 3 ngân hàng được coi là vật chứng thì cần phải làm rõ về đặc điểm của số tiền này để có thể xác định được nó là vật chứng, đồng thời cần làm rõ có việc thu thập vật chứng hay không, và việc thu thập, bảo quản số tiền này như thế nào, có đúng theo quy định tại Điều 88 và Điều 90 Bộ luật TTHS 2015 hay không?”, luật sư Thiệp nêu tại tòa.

Luật sư cho rằng, nếu xác định đó là vật chứng thì yêu cầu phải đưa số tiền này đi giám định theo đúng quy định để xác định những dấu vết tội phạm nào mà vật chứng chứa đựng. Có như vậy mới được coi là vật chứng và có giá trị pháp lý.

Theo đó, luật sư cho rằng, việc án sơ thẩm cho rằng số tiền vay 3 ngân hàng, trong đó có khoản tiền vay 1.800 tỷ đồng từ Sacombank là vật chứng của vụ án là không đúng quy định của pháp luật. Án sơ thẩm cho rằng số tiền 1.633 tỷ đồng mà Phạm Công Danh dùng để trả nợ cho 2 khoản vay của BIDV có nguồn gốc từ tiền vật chứng để làm căn cứ thu hồi trả lại cho CB là hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật, không có cơ sở pháp lý.

Trả lời hội đồng xét xử (HĐXX), đại diện BIDV đồng ý với quan điểm bào chữa của luật sư Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng án sơ thẩm tuyên thu hồi của ngân hàng này hơn 1.633 tỷ đồng là không có căn cứ.

CB không chấp nhận trả tiền cho ông Danh

Luật sư Vũ Xuân Nam, bảo vệ cho Ngân hàng CB (trước đây là Đại Tín và VNCB) tranh luận liên quan kháng cáo của CB đối với quyết định của HĐXX cấp sơ thẩm buộc CB phải trả cho ông Danh hơn 2.128 tỷ đồng liên quan đến 4.500 tỷ đồng mà ông Danh dùng để tăng vốn điều lệ tại CB.

Luật sư cho rằng, không có chứng từ, tài liệu nào giữa CB và ông Danh, cũng như các cá nhân, tổ chức đứng tên hộ ông Danh về việc khoản góp vốn giữa CB và những cá nhân, tổ chức này là được chuyển hóa thành khoản nợ của CB nếu việc tăng vốn không thành công. Khi nhận vốn góp, CB đã hạch toán 4.500 tỷ đồng vào vốn điều lệ để làm thủ tục tăng vốn, những người góp vốn cũng đã trở thành cổ đông của CB.

Ngoài ra, nếu xác định giao dịch góp 4.500 tỷ đồng là một giao dịch dân sự thì khi yêu cầu CB phải hoàn trả cho mình 4.500 tỷ đồng tiền góp vốn, ông Danh phải có đơn yêu cầu gửi Tòa án, Tòa án phải xác định tư cách của ông Danh là nguyên đơn dân sự và phải yêu cầu ông Danh nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu dân sự này. Thực tế là ông Danh không có đơn yêu cầu gửi Tòa án và không nộp tạm ứng án phí, Tòa án cũng không xác định tư cách nguyên đơn dân sự của ông Danh. Vậy không có cơ sở để Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu của ông Danh về việc CB phải hoàn trả cho ông Danh 4.500 tỷ đồng.

Luật sư của CB vẫn giữ nguyên quan điểm về việc ông Danh thông qua các công ty để ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thực chất là thủ đoạn để ông Danh sử dụng tiền từ 3 ngân hàng theo mục đích riêng của ông Danh, không phải là giao dịch dân sự hợp pháp. Vì giao dịch bảo đảm chỉ bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự hợp pháp, không thể bảo đảm cho hành vi phạm tội, hành vi trái pháp luật nên các giao dịch bảo lãnh của CB cho 29 lượt công ty vay vốn tại 3 ngân hàng là không phát sinh hiệu lực, không có giá trị pháp lý.

Luật sư cho rằng, nếu căn cứ vào quan hệ pháp luật để xác định trách nhiệm dân sự, việc 3 ngân hàng thu nợ của các khoản vay bằng tiền gửi của CB theo quan hệ bảo lãnh là trái phép nên 3 ngân hàng này phải hoàn trả tiền cho CB. Còn những tổ chức, cá nhân lấy tiền từ 3 ngân hàng theo quan hệ cấp tín dụng phải có trách nhiệm hoàn trả cho 3 ngân hàng.

“Nếu không căn cứ vào sự lưu chuyển của dòng tiền để xem xét trách nhiệm dân sự của các tổ chức, cá nhân có liên quan và chấp nhận các kháng cáo dân sự dựa trên mối quan hệ, hợp đồng phát sinh quyền được nhận tiền của họ, kính đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm buộc 3 ngân hàng hoàn trả cho CB số tiền họ đã thu của CB và xem xét trách nhiệm hoàn trả cho 3 ngân hàng của các tổ chức cá nhân có liên quan”, luật sư Nam nêu.

Đại diện của CB cho biết đồng ý với quan điểm bào chữa của luật sư Nam.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.